(Baothanhhoa.vn) - Tròn 5 năm sau khi Liên hợp quốc quyết định chọn 20-3 hằng năm là ngày “tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại”, Ngày Quốc tế Hạnh phúc đang dần trở thành ngày của sự sẻ chia yêu thương và hành động tích cực, để vun đắp những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Cũng vì lẽ đó, “Yêu thương và chia sẻ” tiếp tục được Việt Nam lựa chọn làm thông điệp để truyền cảm hứng đến toàn xã hội trong Ngày Quốc tế Hạnh phúc 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3: Yêu thương và chia sẻ

Tròn 5 năm sau khi Liên hợp quốc quyết định chọn 20-3 hằng năm là ngày “tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại”, Ngày Quốc tế Hạnh phúc đang dần trở thành ngày của sự sẻ chia yêu thương và hành động tích cực, để vun đắp những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Cũng vì lẽ đó, “Yêu thương và chia sẻ” tiếp tục được Việt Nam lựa chọn làm thông điệp để truyền cảm hứng đến toàn xã hội trong Ngày Quốc tế Hạnh phúc 2018.

Chăm lo cho thế hệ trẻ vì hạnh phúc của toàn xã hội.

Lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới P. Ăngghen quan niệm rằng “Khát vọng hạnh phúc là bẩm sinh của con người, vì vậy nó phải là cơ sở của đạo đức”. Đây cũng chính là “tuyên ngôn” của Liên hợp quốc về ngày tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại, rằng “Theo đuổi hạnh phúc là một mục tiêu cơ bản của con người”. Còn với Việt Nam, một dân tộc đã phải mải miết trên hành trình hàng nghìn năm chống chọi với thiên tai và ngoại xâm, chỉ để vươn tới cái đích cuối cùng là “Độc lập”, “Tự do” và “Hạnh phúc”. Vậy nên, hạnh phúc với mỗi người và cả dân tộc này vừa là tôn chỉ để hành động vừa động lực để phát triển và là khát vọng đi đến cùng những giá trị lớn lao đã được khẳng định ngay dưới Quốc hiệu Việt Nam.

Có hàng trăm quan niệm về hạnh phúc khi đặt câu hỏi “hạnh phúc là gì?”. Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một quan niệm về hạnh phúc và theo đuổi nó, nhưng, trước hết đó phải là một quan niệm đúng và một sự tìm kiếm không đi chệch ra ngoài chế định của pháp luật và đạo đức. Có thể có người sẽ cho rằng, chỉ lo cho hạnh phúc cá nhân là vị kỷ, thế nhưng quan tâm đến hạnh phúc cá nhân vốn là lẽ tự nhiên. Cũng giống như khi ta đau chân, ta chẳng thể nào để tâm đến cái chân đau của kẻ khác. Vậy nếu bản thân không hạnh phúc thì làm sao có thể mang hạnh phúc cho những người xung quanh? Song, nếu chỉ quan tâm đến hạnh phúc cá nhân mà quên đi hạnh phúc xã hội thì sự ích kỷ, nhỏ nhen, xấu xa sẽ có được mảnh đất màu mỡ để sinh sôi, trong chính mỗi cá nhân và cả xã hội.

Bởi, như ai đó đã từng nói “Không thể có hạnh phúc cá nhân bên ngoài xã hội, cũng như cây cối bị nhổ khỏi đất và ném lên cái khô cằn thì không thể sống được”. Vậy nên, một thông điệp được gửi gắm trong ngày Quốc tế Hạnh phúc là sự cân bằng và hài hoà. Hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, cân bằng giữa nhu cầu hạnh phúc cá nhân với việc xây dựng hạnh phúc của xã hội. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi con người đối với cộng đồng – nơi cho họ diện mạo từ nền tảng của văn hoá, đạo đức, của đạo lý luân thường, của vô vàn các mối quan hệ... mà mỗi người đang được thụ hưởng. Có lẽ vì lẽ đó mà hạnh phúc trong quan niệm của người Việt là một phạm trù rộng lớn và người ta đặt hạnh phúc cá nhân – gia đình – cộng đồng – đất nước vào một sợi dây liên hệ vô cùng bền chặt.

Có những quan niệm về hạnh phúc, xem nó là cái gì mơ hồ, cảm tính, tuỳ thuộc vào cảm xúc, cảm nhận của mỗi người. Song, thực tế đã chỉ ra, hạnh phúc được vun đắp từ những giá trị sống hằng ngày hay chỉ số hạnh phúc được đo bằng chất lượng sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục, môi trường, mức sống hay chất lượng cuộc sống của người dân… Bởi nhờ đó mà mỗi người mới cảm thấy được ý nghĩa cuộc sống chứ không phải sự tồn tại, thậm chí thấy được giá trị của bản thân trong bức tranh cuộc sống muôn màu. Để rồi, vượt lên những biểu hiện vật chất, cái giá trị sau cùng và cao cả của hạnh phúc, như đã được chỉ ra, “phải là cơ sở của đạo đức”. Hạnh phúc là tình yêu thương được cảm nhận và nhân lên, là việc tử tế và lòng tốt được sẻ chia giữa người với người... Để đến lượt mình, tình yêu thương sẽ làm lan toả hạnh phúc và niềm vui được chia sẻ là niềm vui nhân đôi.

“Yêu thương và chia sẻ” trong Ngày Quốc tế Hạnh phúc là thông điệp truyền cảm hứng đến mỗi người về lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm. Sẽ chẳng thể có hạnh phúc cá nhân lẫn xã hội nếu con người sống và cư xử với nhau bằng súng đạn, cường quyền, bằng sự kỳ thị, phân biệt, bằng sự ích kỷ và thiếu nhân tính. Đồng thời, cũng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu mỗi người vẫn sống trong thiếu thốn cơm ăn áo mặc, học hành, chăm sóc sức khoẻ, hay sống trong gia đình thiếu vắng tiếng cười, môi trường ô nhiễm, các giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp bị xem nhẹ, mai một… Hạnh phúc có được khi con người đối xử với nhau bằng lòng nhân ái và nhân lên những điều tốt đẹp ấy bằng sự sẻ chia, bằng tinh thần trách nhiệm, trước hết giữa người với người bằng tinh thần tương thân tương ái.


Bài và ảnh: Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]