(Baothanhhoa.vn) - Hệ thống đường giao thông nông thôn có vai trò quan trọng trong đời sống, an sinh xã hội, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Phát triển hệ thống giao thông là một tiêu chí quan trọng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, được các cấp chính quyền quan tâm và sự hưởng ứng của Nhân dân. Đồng hành cùng Chương trình XDNTM, Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) Thanh Hóa đã tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn.

Ngành giao thông - vận tải nỗ lực hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn mới

Hệ thống đường giao thông nông thôn có vai trò quan trọng trong đời sống, an sinh xã hội, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Phát triển hệ thống giao thông là một tiêu chí quan trọng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, được các cấp chính quyền quan tâm và sự hưởng ứng của Nhân dân. Đồng hành cùng Chương trình XDNTM, Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) Thanh Hóa đã tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn.

Ngành giao thông - vận tải nỗ lực hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn mớiHạ tầng giao thông nông thôn ở xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) được đầu tư khang trang, rộng mở.

Riêng giai đoạn 2022-2025, các chính sách khuyến khích được quan tâm lồng ghép hỗ trợ cho các xã đang XDNTM. Thông qua chương trình, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị đã vào cuộc; công tác tuyên truyền vận động đã kêu gọi được Nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm chung tay xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở tham mưu của Sở GT-VT, năm 2021 thực hiện Nghị quyết số 339/2020/NQ-HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 150/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã hỗ trợ thực hiện cơ chế cho các huyện trên địa bàn tỉnh 113,1 tỷ đồng để thực hiện kiên cố hóa đường xã, đường thôn (bản) và bảo trì đường huyện, đường xã. Nhân dân và các địa phương trong tỉnh cũng đồng thuận, đóng góp 108 tỷ đồng (ngân sách huyện, xã 47 tỷ đồng; Nhân dân đóng góp 61 tỷ đồng), cải tạo nâng cấp 109 km đường; cải tạo, nâng cấp 53 công trình tràn, công trình thoát nước dọc các tuyến đường.

Năm 2022, thực hiện Nghị quyết số 184/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025, kinh phí tỉnh hỗ trợ thực hiện cơ chế là 110 tỷ đồng cho 87 xã; các xã được hỗ trợ đã đối ứng kinh phí và huy động Nhân dân đóng góp 121 tỷ đồng (ngân sách huyện, xã 68 tỷ đồng; Nhân dân đóng góp 53 tỷ đồng). Từ đó, toàn tỉnh đã xây dựng cứng hóa 195 km đường, 4 công trình cầu, 19 công trình đường tràn, 12 cống thoát nước, 6,62 km rãnh thoát nước. Một số huyện, xã đã sử dụng kinh phí hỗ trợ khuyến khích phát triển giao thông nông thôn đạt hiệu quả cao, lựa chọn đầu tư vào các công trình thiết thực, vận động Nhân dân đóng góp kinh phí, nguyên vật liệu, ngày công lao động để xây dựng công trình, tiêu biểu như các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Hà Trung, thị xã Nghi Sơn.

Là thành viên của Hội đồng Thẩm định xã đạt chuẩn NTM của tỉnh, Sở GT-VT cũng có vai trò tích cực trong việc hướng dẫn, đồng hành, đôn đốc các địa phương thực hiện tiêu chí hạ tầng giao thông. Hệ thống giao thông nông thôn ở từng xã, từng thôn đã được cán bộ của sở đến hướng dẫn, kiểm tra trước khi thẩm định theo tiêu chí NTM. Thống kê từ Sở GT-VT, tính đến thời điểm hiện nay, việc huy động nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Thanh Hóa đã cứng hóa 1.732/1.830 km đường huyện, đạt 94,7%; cứng hóa 3.732/4.734 km đường xã, đạt 79%; cứng hóa 8.385/11.650 km đường thôn (bản), đạt 72%.

Sự đồng hành của ngành GT-VT đã góp phần quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền trong tỉnh những năm qua. Chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn đã làm thay đổi nhận thức của người dân từ quan điểm xây dựng giao thông nông thôn là phong trào, đến nay, người dân đã xem mục tiêu xây dựng giao thông nông thôn thành nhu cầu. Đây là nền tảng, là nguồn lực lớn để hoàn thành tiêu chí giao thông nói riêng và Chương trình XDNTM của toàn tỉnh nói chung.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]