(Baothanhhoa.vn) - Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện số 14 về chủ động ứng phó với bão và mưa lớn.

Công điện số 14 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện số 14 về chủ động ứng phó với bão và mưa lớn.

Công điện số 14 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa

Ảnh minh họa.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trưa ngày 18/10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 5; hồi 13h00 ngày 18/10, vị trí tâm bão cách đất liền Quảng Trị - Thừa Thiên Huế khoảng 200 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển với tốc độ 10 km/h và có khả năng mạnh thêm.

Thực hiện Công điện số 16/CĐ-QG ngày 18/10/2023 của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Đối với các huyện, thị xã, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, bằng mọi biện pháp thông báo cho các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm (Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: phía Bắc vĩ tuyến 16, phía Tây kinh tuyển 111; trong 48 giờ tới: phía Bắc vĩ tuyến 17,5, phía Tây kinh tuyến 110 và được điều chỉnh trong các bản tin dự báo); hướng dẫn tàu thuyền neo đậu, tránh trú, bảo vệ lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, không để chủ quan gây thiệt hại về người, tàu thuyền do bão gây ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang.

2. Đối với các địa phương còn lại: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và các hình thái thiên tai khác có thể xảy ra; thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; rà soát, sẵn sàng triển khai trên thực tế các nội dung theo phương châm “4 tại chỗ” để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

3. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lớn và các hình thái thiên tai khác có thể xảy ra để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm nuôi trồng thủy sản: an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công.

5. Sở Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện và hạ du khi xả lũ, nhất là các thuỷ điện nhỏ; sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố.

6. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho các tàu vận tải; chỉ đạo khắc phục kịp thời sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.

7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

8. Các sở, ban, ngành, đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá, Báo Thanh Hóa, Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hoá tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão, mưa lớn đến các cấp chính quyền, chủ phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó...

10. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

TS

(Nguồn: Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai,

tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa)


TS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]