(Baothanhhoa.vn) - Để bảo vệ, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trước hoạt động khai thác, sử dụng TNN ngày càng đa dạng, sôi động và phức tạp hơn, ngày 1/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TNN. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2023 và bãi bỏ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật TNN.

Thực thi hiệu quả các quy định về Luật Tài nguyên nước

Để bảo vệ, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trước hoạt động khai thác, sử dụng TNN ngày càng đa dạng, sôi động và phức tạp hơn, ngày 1/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TNN. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2023 và bãi bỏ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật TNN.

Thực thi hiệu quả các quy định về Luật Tài nguyên nướcKiểm tra chất lượng nguồn nước tại Trạm đo triều - mặn Vạn Ninh thuộc địa bàn xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa).

So với Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, Nghị định số 02/2023/NĐ-CP có nhiều điểm mới như: Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác, chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép. Nghị định quy định rõ đối với một số trường hợp công trình khai thác, sử dụng TNN phải đăng ký, như: Công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1m3/giây đến 0,5m3/giây; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000m3/ngày đêm đến 100.000m3/ngày đêm. Nghị định cũng quy định Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp tỉnh được phép cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp: Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng trên 10m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng trên 100.000m3/ngày đêm đến dưới 1.000.000m3/ngày đêm...

Trên cơ sở nội dung nghị định, cùng với công tác tuyên truyền, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở TN&MT đã ban hành văn bản gửi các sở, ngành chức năng, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền, đảm bảo chấp hành đúng các quy định của pháp luật về TNN. Trong đó, nhiều nhiệm vụ đã được triển khai hiệu quả, nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của nghị định như việc phối hợp với UBND thị xã Nghi Sơn tham gia ý kiến về khả năng đáp ứng nguồn nước thô, chất lượng nguồn nước để cung cấp cho Nhà máy nước Nguyên Bình; phối hợp Cục Quản lý TNN, Bộ TN&MT tổ chức kiểm tra thực địa và tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho công trình thủy điện Sông Mực, tỉnh Thanh Hóa...

Cùng với đó, thực hiện Luật TNN (sửa đổi) năm 2012, nhiều năm qua, Sở TN&MT đã đẩy mạnh việc thực hiện công tác quy hoạch TNN; điều tra cơ bản TNN và các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về TNN trên địa bàn tỉnh; rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác TNN theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, hằng năm, sở ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng nguồn TNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Từ đầu năm 2023 đến nay, các đơn vị chức năng của Sở TN&MT đã tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về TNN đối với 10 tổ chức có hoạt động khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, về cơ bản các đơn vị, tổ chức đã chấp hành tốt quy định của pháp luật về TNN và giấy phép được cấp; có ý thức trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và đầu tư, nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nhiều đơn vị đã đầu tư hệ thống công trình nhằm xử lý triệt để chất lượng nước thải đạt quy chuẩn để tuần hoàn sử dụng cho các mục đích khác nhau, tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường; bổ sung, lắp đặt thiết bị quan trắc, lập sổ theo dõi, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở TN&MT theo quy định của Luật TNN... Tuy nhiên, vẫn còn những đơn vị vi phạm việc chấp hành Luật TNN. Được biết, qua kiểm tra, phòng chức năng của Sở TN&MT đã báo cáo lãnh đạo sở kiến nghị xử lý vi phạm về TNN đối với 2 đơn vị và đang tham mưu ra thông báo kết luận về tình hình chấp hành Luật TNN gửi các đơn vị được kiểm tra theo quy định.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hoạt động cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, cấp phép hoạt động TNN cũng được ngành đặc biệt quan tâm. Trong 9 tháng năm 2023, Phòng TNN đã tham mưu cho lãnh đạo Sở TN&MT thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh cấp 11 giấy phép TNN. Trong đó có 5 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 5 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất và 1 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt. Công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước cho các tổ chức, cá nhân cũng được thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định và chất lượng ngày một được nâng lên. Không có trường hợp giải quyết quá thời hạn quy định.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, như: sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Yên... nên tỉnh ta có tiềm năng nước mặt lớn. Cùng với đó, nguồn nước ngầm cũng phong phú về trữ lượng và chủng loại. Các nguồn nước trên đang được khai thác, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như: nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu trong nông nghiệp, chăn nuôi, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, giao thông vận tải thủy, bảo vệ đời sống động vật hoang dã, bảo tồn cảnh quan sông nước... Từ thực tiễn này, Sở TN&MT xác định bảo vệ, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn TNN cũng như nâng cao hơn nữa việc chấp hành pháp luật TNN luôn là nhiệm vụ quan trọng trong điều kiện nền kinh tế - xã hội không ngừng phát triển.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]