(Baothanhhoa.vn) - Dự báo tình hình thiên tai trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Để chủ động phòng ngừa, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố, thảm họa gây ra.

Chủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Dự báo tình hình thiên tai trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Để chủ động phòng ngừa, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố, thảm họa gây ra.

Chủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạnCán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi giúp người dân xã Pù Nhi (Mường Lát) sửa chữa nhà ở bị thiệt hại do lốc gây ra.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN và PTDS) tỉnh, trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 25 trận thiên tai, làm 3 người chết, 230 nhà bị hư hỏng; 17 điểm trường bị ảnh hưởng; 952,66ha lúa, 1.241ha hoa màu, rau màu, 1.032,6ha cây hàng năm và nhiều tài sản khác bị thiệt hại..., ước tính giá trị thiệt hại khoảng 300 tỷ đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh xuất hiện mưa đá và giông, lốc đã gây thiệt hại tài sản của người dân. Gần đây nhất, chiều tối 17/4 trên địa bàn huyện Mường Lát xảy ra mưa đá và giông, lốc khiến 179 nhà ở của người dân các xã Quang Chiểu, Pù Nhi và thị trấn Mường Lát bị hư hại, tốc mái. Giông lốc còn làm điểm Trường Mầm non Pù Nhi và nhà ở giáo viên trường Pù Quăn bị tốc mái. Ngoài ra, giông lốc còn gây thiệt hại về hoa màu của người dân và các tài sản khác của các đơn vị trên địa bàn huyện Mường Lát.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS huyện Mường Lát đã chỉ đạo cán bộ phụ trách trực tiếp xuống địa bàn các xã bị thiệt hại nắm bắt tình hình, thống kê thiệt hại, huy động lực lượng hỗ trợ Nhân dân khắc phục nhà cửa, hoa màu... nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân.

Để chủ động ứng phó với sự cố do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm các ngành, địa phương đã rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án huy động lực lượng tham gia công tác PCTT, TKCN và PTDS theo phương châm “bốn tại chỗ”. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã ký kết hiệp đồng với các đơn vị lực lượng vũ trang của Bộ Quốc phòng và Quân khu 4 đóng quân trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tham gia công tác PCTT và TKCN với lực lượng huy động 1.100 chiến sĩ. Riêng đối với lực lượng xung kích PCTT cấp xã, đến nay 559 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã củng cố, kiện toàn đội xung kích PCTT với 52.745 người tham gia. Các ngành, địa phương đã tổ chức kiểm kê, đánh giá số lượng, chất lượng các loại vật tư dự trữ phục vụ PCTT và TKCN; bổ sung vật tư mới thay thế vật tư hư hỏng. Đồng thời, rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án huy động các loại phương tiện, thiết bị để phục vụ công tác PCTT và TKCN, sẵn sàng ứng cứu và xử lý các tình huống khi có bão, lũ xảy ra.

Cùng với đó, Sở Công Thương và các địa phương đã có phương án đảm bảo hậu cần khi có thiên tai, sự cố xảy ra. Các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng công trình trước lũ và xây dựng được 30 phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu về đê điều. Các ngành có liên quan của tỉnh chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nhân lực, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế sẵn sàng cho công tác sơ cấp cứu, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh phục vụ PCTT và TKCN.

Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh Khương Anh Tấn cho biết: Hàng năm, trước mùa mưa bão ban chỉ huy đều thành lập các đoàn công tác xuống các địa phương để nắm bắt tình hình, kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác PCTT. Đối với các địa phương ven biển, các đoàn tập trung kiểm tra công tác quản lý người, phương tiện nghề cá hoạt động trên biển; phương án sơ tán dân khi có bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra, phương án đảm bảo an toàn cho các công trình ven biển... Ở các địa phương có công trình đê điều, hồ chứa, các đoàn công tác kiểm tra việc xây dựng, phê duyệt các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành công tác tu bổ đê điều, hồ chứa, đập dâng, kênh mương, các công trình ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra... đảm bảo tiến độ, chất lượng và đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ, bão.

Đối với các huyện miền núi, đoàn công tác tập trung kiểm tra phương án đảm bảo an toàn cho các khu dân cư ven sông, suối, khu vực có nguy cơ ngập lụt, chia cắt, cô lập, sạt lở đất, lũ quét; phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; phương án đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du các hồ chứa...

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]