(Baothanhhoa.vn) - Cuộc đời người làm báo được đi nhiều, biết nhiều việc tốt, gặp nhiều tấm gương điển hình là một may mắn, động lực để bản thân rèn luyện, phấn đấu; lan tỏa đến cộng đồng những giá trị tốt đẹp; để những gương người tốt, việc tốt ấy trở thành điểm sáng trên những trang báo và đời sống. Đó là những chia sẻ của nhà báo Lê Việt, về những gương người tốt, việc tốt được truyền tải trên những trang báo.

Mỗi gương người tốt, việc tốt là một điểm sáng

Cuộc đời người làm báo được đi nhiều, biết nhiều việc tốt, gặp nhiều tấm gương điển hình là một may mắn, động lực để bản thân rèn luyện, phấn đấu; lan tỏa đến cộng đồng những giá trị tốt đẹp; để những gương người tốt, việc tốt ấy trở thành điểm sáng trên những trang báo và đời sống. Đó là những chia sẻ của nhà báo Lê Việt, về những gương người tốt, việc tốt được truyền tải trên những trang báo.

Mỗi gương người tốt, việc tốt là một điểm sáng

Đồng chí Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cố vấn Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Ban Biên tập Báo Thanh Hóa tại lễ phát động cuộc thi viết “Chung sức xây dựng NTM trên Báo Thanh Hóa” (tháng 3-2014).

Vinh dự được trở thành một phóng viên báo Đảng và có hơn 30 năm công tác tại Báo Thanh Hóa, nhà báo Lê Việt đã tham gia viết bài ở nhiều lĩnh vực. Những năm tháng ấy nhà báo Lê Việt đã có nhiều chuyến đi ý nghĩa, cuộc gặp gỡ ấn tượng và trang viết về gương người tốt việc tốt, lan tỏa đến độc giả. Nhà báo Lê Việt chia sẻ: “Thời gian đầu, tôi được phân công viết bài ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Sau đó là lĩnh vực văn hóa - xã hội. Trong đó, chủ yếu tôi viết về giáo dục. Ở mỗi lĩnh vực phụ trách, tôi đều có cơ duyên gặp những gương người tốt, việc tốt. Với mong muốn lan tỏa đến độc giả những câu chuyện hay, ý nghĩa; những cuộc đời nghị lực vượt lên khó khăn, tôi đã luôn trăn trở viết về những gương ấy sao cho hấp dẫn, không nhàm chán. Để thổi hồn vào những gương ấy, tôi đã đến gặp thực tế, trò chuyện và khai thác những điểm mới, điểm hay, điểm đặc trưng của từng gương. Từ đó, tạo nên những trang viết, những điểm sáng lấp lánh trên báo, lan tỏa sâu rộng đến bạn đọc”.

Một trong những điểm sáng ấy chính là thương binh 81% Đỗ Anh Tuấn ở xã Thành Kim, huyện Thạch Thành. Ông sinh ra và lớn lên tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1981, ông nhập ngũ vào Trung đoàn 335, Sư đoàn Bộ binh 324 hoạt động trên đất bạn Lào. Trong một trận truy kích quân phỉ tại khu vực núi Pú Bia, ông đã bị thương nặng, vỡ xương mặt, mất sức 81%. Sau 3 năm chiến đấu trên đất bạn Lào, thương binh Đỗ Anh Tuấn về quê vợ ở xã Thành Kim, huyện Thạch Thành để sinh sống và tiếp tục dưỡng bệnh. Phát huy phẩm chất cao quý của người lính Cụ Hồ, cựu chiến binh Đỗ Anh Tuấn đã vượt qua những đau đớn thể xác, những khó khăn, hăng say lao động sản xuất. Nhờ đó, người thương binh ấy đã phát triển thành công mô hình vườn đồi với 2 ha cây đinh lăng làm dược liệu, nuôi trên 40 bọng ong mật, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán cây rừng một cách hiệu quả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhà báo Lê Việt chia sẻ, điểm nổi bật của thương binh Đỗ Anh Tuấn là ý chí, nghị lực, vượt lên đau đớn, nỗ lực thoát nghèo. Để tìm ra điểm nổi bật của người thương binh này, tôi đã tìm đến nơi anh sinh sống, hỏi thăm về anh từ hàng xóm láng giềng, chính quyền địa phương. Tôi đã dành nhiều giờ để trò chuyện, tâm sự cùng người thương binh ấy. Chứng kiến cuộc sống thường ngày của anh, tôi đã rất khâm phục nghị lực của người thương binh tàn nhưng không phế. Và bất ngờ hơn khi được nghe về quá trình anh phát triển kinh tế. Không để gia đình bị cái nghèo đeo bám mãi, anh đã vượt lên những đau đớn, tự đến các tỉnh, thành khác để học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu, sưu tầm cách trồng cây đinh lăng, nuôi ong sao cho hiệu quả. Nghị lực ấy đã được tôi lột tả chân thực, sống động trở thành một “điểm sáng” lấp lánh trên trang báo.

Với tôi, mỗi người tốt, việc tốt là một tấm gương đáng giá để học tập. Ngay cả những em học sinh, cũng là một tấm gương về ý chí, sự quyết tâm mà tôi và mọi người cần học hỏi, nhà báo Lê Việt chia sẻ - “Như cậu học sinh chuyên Toán Lam Sơn - Cao Văn Hạnh. Đến giờ, tôi không còn nhớ mặt cậu học sinh ấy, nhưng sự cảm phục vẫn còn lại trong tôi. Cao Văn Hạnh là con trai trong một gia đình nghèo tại TP Thanh Hóa. Tuy cuộc sống vất vả nhưng bố mẹ Hạnh luôn quan tâm dạy dỗ chu đáo. Bản thân Hạnh luôn đặt ra những quy định, khuôn khổ cho bản thân để vừa học tập vừa giúp đỡ việc nhà cho bố mẹ. Với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, Hạnh đã đạt thành tích cao trong học tập. Đặc biệt, Hạnh đã trở thành 1 trong những học sinh đạt điểm cao top đầu trong kỳ thi sát hạch toàn quốc và được chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Toán quốc tế.

Hay em Bùi Thị Thủy, học sinh lớp 12 chuyên ngữ Nga - Anh Trường THPT Lam Sơn ba lần đạt giải Nhì quốc gia môn tiếng Nga. Thủy là cô gái thông minh và xác định rõ mục tiêu phấn đấu của bản thân. Không như những học sinh cùng trang lứa, học chỉ là học hay học do cha mẹ thúc ép, mà với Thủy, ngay từ những ngày nhỏ, đã xác định rõ tương lai được xây dựng bằng trí tuệ của mình. Do đó, Thủy luôn có thái độ nghiêm túc trong học tập. Đó là một điều mà ai gặp Thủy cũng phải khâm phục em. Nhờ định hướng rõ ràng cho tương lai, Thủy đã nỗ lực học tập và đạt thành tích cao”.

Nhà báo Lê Việt tâm sự: “Không chỉ học sinh mà với bất cứ ai khi xác định rõ mục tiêu phấn đấu, nghiêm túc rèn luyện, nỗ lực hết mình vì mục tiêu ấy thì ắt sẽ thành công. Bởi vậy, tôi đã khai thác và làm nổi bật lên ưu điểm của gương học sinh này. Hầu hết, bài về những gương người tốt, việc tốt tôi không viết dài. Tôi lựa chọn những điểm sáng của nhân vật. Từ đó khai thác sâu làm nổi bật lên nhân vật ấy, tránh sự trùng lắp giữa các nhân vật”.

Có lẽ, niềm vui của những người làm báo không chỉ dừng lại ở việc bài viết của mình trở thành điểm sáng trên trang báo, được độc giả đón đọc. Mà niềm vui ấy sẽ được nhân lên gấp bội khi những bài viết ấy, những gương người tốt, việc tốt ấy trở thành động lực để mọi người trong xã học tập, noi theo. Hơn 30 năm làm báo, đi nhiều, viết nhiều và nhà báo Lê Việt chắc hẳn cũng đã vui nhiều. Ông tâm sự: “Khi viết về lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là những gương học sinh, thầy giáo điển hình, tôi đã thực sự tìm được niềm vui. Sau khi những bài viết về các cá nhân điển hình được đăng tải, nhiều người đã hỏi thăm tôi về những gương ấy. Nhiều em học sinh nghèo vượt khó cũng từ đó mà nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội. Đặc biệt, có lần viết về một gương học sinh nghèo vượt khó tại TP Thanh Hóa, tôi đã thực sự xúc động khi em chia sẻ, em đã tự nhủ mình phải nỗ lực phấn đấu, lấy những anh/chị đạt thành tích cao được nhà trường tuyên dương, được các nhà báo dành tâm huyết biểu dương là tấm gương để học tập và noi theo. Không biết em học sinh ấy đã đọc bao nhiêu bài báo về các tấm gương điển hình và do những nhà báo nào viết. Nhưng với tôi, khi nghe chia sẻ đó thực sự là hạnh phúc làm nghề và là động lực để tôi viết nhiều hơn, trau chuốt kỹ hơn về những bài viết gương người tốt, việt tốt”.

Chia sẻ thêm về những lần viết về gương người tốt, việc tốt, nhà báo Lê Việt cho rằng, gương người tốt, việc tốt là một đề tài không mới nhưng không dễ viết. Bởi người viết dễ rơi vào mô tuýp chung, khô cứng. Để có những tác phẩm viết về gương người tốt, việc tốt hay, hấp dẫn, sinh động mà bảo đảm tính chân thực, đòi hỏi người làm báo cần có sự tinh tế, nỗ lực rèn giũa bản thân, câu chữ và không ngại lăn xả thực tế. Mỗi phóng viên cần tiếp cận trực tiếp nhân vật, trò chuyện khéo léo, khơi gợi những đặc trưng của mỗi nhân vật. Đồng thời, cần có sự đánh giá từ chính quyền và Nhân dân địa phương để tăng tính khách quan. Có như vậy, những tác phẩm về gương người tốt, việc tốt mới chân thực, sống động và trở thành “điểm sáng” trên trang báo.

Thùy Linh (Ghi theo lời kể của nhà báo Lê Việt, nguyên Trưởng phòng Báo Hằng tháng)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]