(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do thị trường, đơn hàng sụt giảm mạnh. Để duy trì ổn định sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, linh hoạt tìm kiếm thị trường.

Xuất khẩu nông sản nỗ lực tìm kiếm thị trường

Từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do thị trường, đơn hàng sụt giảm mạnh. Để duy trì ổn định sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, linh hoạt tìm kiếm thị trường.

Xuất khẩu nông sản nỗ lực tìm kiếm thị trườngChế biến dứa tại Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa).

Công ty TNHH Tư Thành, địa chỉ Lô 05, Khu Công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga (TP Thanh Hóa) là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm củ, quả xuất khẩu, gồm vải, dưa chuột và dứa đóng hộp. Sản phẩm của công ty hiện có mặt tại thị trường các nước châu Âu và Trung cận Đông. Bà Đồng Thị Tuyết Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư Thành, cho biết: Tuy 3 tháng đầu năm 2023, lượng hàng hóa xuất đi của doanh nghiệp đạt giá trị 1.300 USD, tăng 150% so cùng kỳ, nhưng là các đơn hàng đã ký hợp đồng từ cuối năm 2022. Còn đầu năm 2023 đến nay, công ty chưa ký được đơn hàng mới. Không ký được đơn hàng mới, bà Tuyết Anh cho rằng, ngoài ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga - Ucraina, suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến sức mua giảm mạnh nên khách hàng không dám ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động cũng như tiêu thụ nguồn nguyên liệu cho bà con nông dân, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì, giữ chân khách hàng truyền thống như chậm thanh toán cho khách hàng quen từ 1 - 2 tháng, chấp nhận lợi nhuận gần như bằng 0...; đồng thời, nỗ lực tìm kiếm đơn hàng mới.

Là đơn vị chuyên chế biến dứa gai, vải thiều đóng hộp xuất đi các nước Nga, Ả Rập, Anh, Pháp, Ba Lan và các nước châu Á với số lượng hàng trăm tấn mỗi năm nhưng đến hết quý I-2023, Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành (Nông Cống) chỉ đạt sản lượng hàng xuất khẩu bằng 1/8 so với cùng kỳ. Ông Lê Trường Tùng, giám đốc công ty, cho biết: Do từ đầu năm đến nay, công ty không ký được đơn hàng mới nên buộc phải giảm công suất từ 20 tấn dứa/ngày xuống còn 2 - 2,5 tấn/ngày. Do giảm công suất của nhà máy nên ngày làm việc của người lao động được bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc vào 16 giờ cùng ngày, kéo theo thu nhập giảm từ 8 - 9 triệu đồng/người/tháng xuống còn 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Trong khó khăn, doanh nghiệp đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để giữ vững các thị trường, khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới... Về tình trạng này, theo nhận định từ Phòng Chế biến và Thương mại nông sản, Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, thì xuất khẩu nông sản những tháng đầu năm nay tuy có những khó khăn nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, khả năng quý II-2023, thị trường xuất khẩu nông sản sẽ khởi sắc. Do đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh, đơn vị sẽ thường xuyên tổng hợp và cập nhật thông tin về thị trường nông sản xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và cơ quan Trung ương để nắm bắt thông tin thị trường, kịp thời thông tin đến doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chế biến những cảnh báo, quy định mới của thị trường xuất khẩu.

Được biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm tìm giải pháp tháo gỡ các rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản, trong đó có các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa đã và đang xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng nguyên liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của những thị trường khó tính. Đồng thời, định hướng cho các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký kết, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]