(Baothanhhoa.vn) - Với sự chăm chỉ và sáng tạo, người dân ở nhiều địa phương đã xây dựng và nhân rộng mô hình lúa - cá, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự kết hợp này đã mang lại kết quả khả quan, cho thấy sự đúng đắn của hướng chuyển đổi.

Xây dựng mô hình lúa - cá trên những cánh đồng chiêm trũng

Với sự chăm chỉ và sáng tạo, người dân ở nhiều địa phương đã xây dựng và nhân rộng mô hình lúa - cá, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự kết hợp này đã mang lại kết quả khả quan, cho thấy sự đúng đắn của hướng chuyển đổi.

Xây dựng mô hình lúa - cá trên những cánh đồng chiêm trũngMô hình lúa cá tại xã Thiệu Long (Thiệu Hóa).

Nhiều năm qua, mô hình lúa - cá không còn xa lạ với người dân các xã Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Tân, Hoạt Giang, Hà Châu, Hà Yên... (Hà Trung), bởi đây là mô hình sản xuất khắc phục được nhược điểm của địa hình sâu trũng, mang lại hiệu quả “kép” cho người dân.

Tại xã Hà Lĩnh, có 350 ha chỉ sản xuất được 1 vụ lúa chiêm và tận dụng vụ lúa chét, 6 tháng cuối năm diện tích này chủ yếu bỏ hoang do ngập lụt. Để biến khó khăn thành lợi thế, xã đã khuyến khích, hỗ trợ người dân cải tạo mặt ruộng để đào ao, đắp bờ nhằm chuyển đổi diện tích đất sâu trũng, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi cá. Bên cạnh đó, xã hỗ trợ người dân áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cá phù hợp, như: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, cá rô phi... và giao HTX dịch vụ nông nghiệp xã “cầm tay chỉ việc” cho người dân.

Bà Lưu Thị Cúc ở xã Hà Lĩnh cho biết: Khi nuôi cá trong ruộng lúa, đầu tiên là phải lựa chọn giống cá phù hợp với hệ sinh thái ở đồng ruộng, ngoài ra chọn nuôi các loại cá không cạnh tranh thức ăn với nhau. Mặt khác, tôi còn sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo môi trường nước và nền đáy ruộng nuôi cá, giúp nâng cao sức đề kháng của cá, giảm thiểu ô nhiễm trong ruộng nuôi. Bên cạnh đó, các phụ phẩm của lúa như rơm, rạ, thóc rụng và cả các loài dịch hại cây lúa như sâu, rầy... cũng được tận dụng làm thức ăn giúp cá phát triển tốt, tiết kiệm chi phí mua thức ăn; phân cá làm tăng nguồn dinh dưỡng cho cây lúa, cá bơi lội sục bùn làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ lúa nhanh phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt.

Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Kỷ Dậu cho biết: Mô hình này dễ thực hiện, rủi ro thấp nên thu hút nhiều hộ dân tham gia. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả mô hình lúa - cá, UBND xã đã liên kết với Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng đưa giống lúa ST24 vào trồng thử nghiệm trên diện tích 35 ha theo tiêu chuẩn VietGAP cùng các giống cá có năng suất, chất lượng cao hướng tới sản xuất lúa - cá luân phiên hữu cơ. Hiệu quả kinh tế của mô hình cao gấp 2,5 đến 3 lần so với trồng lúa, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Có thể nói, đây là mô hình đã và đang mang lại hiệu quả “kép” do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển. Ông Hoàng Văn Tương ở thôn Minh Đức, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) đã có nhiều năm phát triển mô hình lúa - cá, cho biết: Được sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp xã Thiệu Long, tôi đã mạnh dạn thả thêm các loại cá trắm, quả... vào ruộng lúa của gia đình mình. Trong thời gian thả cá, không phải đầu tư bất cứ loại thức ăn nào, sau từ 7 - 8 tháng là được thu hoạch. Cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển, cá ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, giảm công làm cỏ, công làm đất sau mỗi vụ thu hoạch. Cùng với đó, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, cá sẽ ăn trứng ốc bươu vàng nên ốc không thể phát triển phá hoại đồng ruộng.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 8.700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp, tập trung nhiều ở các huyện: Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân, Hoằng Hóa... Hầu hết những diện tích này chỉ sản xuất được 1 vụ lúa không ăn chắc, nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Tại các địa phương, mô hình lúa - cá được nhân rộng theo 2 phương thức nuôi, đó là xen canh và luân canh. Tuy mỗi phương thức đều có nhược điểm riêng nhưng đều không làm thay đổi lớn về kết cấu hiện trạng mặt ruộng, các hộ dân chỉ cần cải tạo khoảng 20% diện tích mặt ruộng, đắp bờ vùng, bờ thửa là có thể sản xuất mà không cần nhiều chi phí đầu tư, độ rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]