(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng các cụm công nghiệp (CCN) làng nghề để di dời các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư, giải quyết sức ép về vấn đề môi trường cũng như không gian sản xuất, đang được nhiều địa phương, như Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa... xem đây là giải pháp. Song, trên thực tế việc quy hoạch, đưa vào sử dụng đang gặp phải nhiều bất cập, thậm chí có mặt bằng đã hoàn thiện hạ tầng đầu tư nhưng các hộ sản xuất làng nghề lại không sẵn sàng cho việc di dời?

Gian nan “giữ lửa” làng nghề: Bài 2: Nhiều bất cập trong quy hoạch tại các cụm công nghiệp làng nghề

Xây dựng các cụm công nghiệp (CCN) làng nghề để di dời các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư, giải quyết sức ép về vấn đề môi trường cũng như không gian sản xuất, đang được nhiều địa phương, như Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa... xem đây là giải pháp. Song, trên thực tế việc quy hoạch, đưa vào sử dụng đang gặp phải nhiều bất cập, thậm chí có mặt bằng đã hoàn thiện hạ tầng đầu tư nhưng các hộ sản xuất làng nghề lại không sẵn sàng cho việc di dời?

Gian nan “giữ lửa” làng nghề: Bài 2: Nhiều bất cập trong quy hoạch tại các cụm công nghiệp làng nghềDự án Cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa sau nhiều năm vẫn chỉ thu hút được 1 doanh nghiệp vào đầu tư. Ảnh: P.V

Địa phương “loay hoay” với các giải pháp

Theo các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường của làng nghề. Tuy nhiên, vấn đề môi trường làng nghề lâu nay vẫn chưa được quan tâm một cách cấp thiết. Ông Vũ Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Tân Châu (Thiệu Hóa) cho rằng: Việc các hộ sản xuất làng nghề nằm trong khu dân cư dẫn đến nhiều bất cập, từ vấn đề môi trường nước thải, công tác phòng cháy chữa cháy, giao thông... khiến địa phương gặp không ít khó khăn. Mặc dù, UBND xã dành một quỹ đất hơn 6 ha để hướng đến xây dựng một khu sản xuất tập trung cho bà con làng nghề, nhưng để hoàn thiện hạ tầng đầu tư thì xã đang “lực bất tòng tâm”. “Mục tiêu giai đoạn mới của xã là “cán đích” xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, nếu tiêu chí môi trường tại làng nghề không được giải quyết thì coi như mục tiêu không hoàn thành” - ông Dũng lo lắng.

Tương tự, theo ông Hoàng Hữu Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt, năm 2020 huyện Hoằng Hóa quy hoạch 70 ha cho cụm làng nghề mộc Hà Đạt, với mục đích phục vụ cho các hộ hoạt động nghề mộc của xã Hoằng Hà và Hoằng Đạt. Tuy nhiên, 3 năm trôi qua hạ tầng quy hoạch tại cụm làng nghề vẫn giậm chân tại chỗ.

Còn tại các xã Minh Tân, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An (Vĩnh Lộc) những bất cập về vấn đề môi trường đã và đang là “rào cản” trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ làng nghề, UBND huyện Vĩnh Lộc đã chỉ đạo UBND các xã, các hộ sản xuất đá mỹ nghệ phải có giải pháp như xây dựng tường rào, lắp hệ thống cửa, phun sương... để giảm bụi và tiếng ồn, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế...

Chỗ bỏ hoang, nơi thiếu đất...

Để giữ nghề và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh, năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 2842//QĐ-UBND ngày 12-8-2013 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô (nay là thị trấn Thiệu Hóa), huyện Thiệu Hóa, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, quy mô diện tích 25.000m2. Dự án được điều chỉnh tại Quyết định số 2753/QĐ-UBND ngày 29-7-2015 nâng tổng mức đầu tư lên hơn 21 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh hỗ trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác. Theo đó, mặt bằng dự án sẽ được đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện và hệ thống xử lý nước thải...

Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, chỉ thu hút được 1 doanh nghiệp vào cụm làng nghề, còn lại phần lớn diện tích đang bỏ hoang, hạ tầng xuống cấp, hư hỏng. Lý giải cho nghịch lý trên, theo ông Hoàng Bình Thủy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thiệu Hóa: Do khó khăn nguồn vốn, phân bổ vốn không đồng bộ nên thời gian triển khai xây dựng hạ tầng làng nghề diễn ra trong một thời gian dài. Từ khi có quy hoạch năm 2009, đến năm 2013 thi công, nhưng mãi đến năm 2017 mới hoàn thành dự án. Đến khi kêu gọi các hộ sản xuất vào CCN thì thị trường làng nghề rơi vào suy thoái; cùng với ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến người dân không còn đủ khả năng để di dời sản xuất vào khu quy hoạch.

Bà Hoàng Thị Mai (tiểu khu 10, thị trấn Thiệu Hóa), người dân làng nghề nói, dù địa phương rất tích cực trong việc vận động, tuyên truyền các hộ dân làng nghề di dời, tuy nhiên, để di dời, đầu tư sản xuất ở nơi mới cần phải có vốn đầu tư nhà xưởng, thuê đất cùng nhiều các khoản phí dịch vụ khác...

Ông Trịnh Đình Tùng, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thiệu Hóa khẳng định: Đây là dự án đã giải phóng mặt bằng sạch, được đầu tư xây dựng hạ tầng nên hình thức là đưa ra đấu giá đất. Khi hộ sản xuất trúng đấu giá sẽ thực hiện các bước như quy trình đầu tư một dự án (gồm, chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết, thiết kế, xây dựng...). Như vậy về thủ tục, trình tự là hết sức phức tạp. Chưa kể, việc đưa ra đấu giá cũng đang gây ra nhiều tranh cãi, khi các hộ dân làng nghề cho rằng, đây là dự án do Nhà nước đầu tư, ưu tiên cho những ngành nghề truyền thống cần được bảo tồn theo quy định, việc đưa ra đấu giá là không phù hợp.

Bên cạnh đó, việc khống chế 50% diện tích ngành nghề trong cụm làng nghề dành cho ươm tơ dệt nhiễu cũng đang gây ra những khó khăn nhất định. Bởi thực tế, số hộ làm nghề truyền thống không còn nhiều, cũng như chưa có nhu cầu vào cụm làng nghề để sản xuất, nếu tiếp tục áp dụng theo quy định sẽ dẫn đến việc khó thu hút doanh nghiệp, hạ tầng cụm làng nghề bỏ hoang, gây lãng phí nguồn đầu tư.

Trái với việc đầu tư rồi bỏ hoang như cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, tại cụm làng nghề thôn Ngọ, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) lại không đủ diện tích đáp ứng cho nhu cầu của các hộ sản xuất. Ông Phạm Văn Huỳnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Toàn xã có 5 thôn thì cả 5 thôn đều có hộ làm nghề rèn. Trong đó có 3 thôn được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, gồm các thôn: Ngọ, Sơn, Bùi. Xã có tới hơn 70% số hộ làm nghề rèn truyền thống, lâu nay hoạt động trong khu dân cư để lại những hệ lụy về môi trường. Việc xây dựng CCN làng nghề để di dời các hộ sản xuất là hết sức bức thiết. Đến nay, dù đã đầu tư, quy hoạch 2 cụm làng nghề (tổng diện tích gần 10 ha), tuy nhiên con số trên mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu của người dân...

... khó tiếp cận mặt bằng sản xuất

Trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách gặp nhiều khó khăn, để có nguồn vốn đầu tư hạ tầng các CCN làng nghề, giải pháp kêu gọi đầu tư từ doanh nghiệp được xem là hiệu quả. Song, không phải làng nghề nào cũng dễ dàng trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là nhóm những làng nghề chậm phát triển, nhỏ lẻ, việc kêu gọi đầu tư hạ tầng là rất khó khăn. Đơn cử như làng nghề bánh đa Đắc Châu, xã Tân Châu dù đã lập quy hoạch hơn 6 ha, nhưng việc kêu gọi đầu tư từ nhiều năm nay chưa thu được kết quả.

Gian nan “giữ lửa” làng nghề: Bài 2: Nhiều bất cập trong quy hoạch tại các cụm công nghiệp làng nghềNgười dân làng nghề rèn truyền thống xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) lo mức giá mặt bằng sau đầu tư hạ tầng sẽ cao, khó tiếp cận. Ảnh: P.V

Ông Vũ Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Tân Châu cho rằng: Cũng có doanh nghiệp đặt vấn đề tìm hiểu, nhưng rồi thực tế họ sợ đầu tư mà không kêu gọi được hộ sản xuất vào, dẫn đến bỏ hoang như cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, gây lãng phí. Đa phần các hộ sản xuất chỉ mang tính chất gia đình, giải quyết việc làm cho vài ba lao động nên việc di dời ra cụm làng nghề là khó khả thi, vì người dân phải thuê đất, đầu tư nhà xưởng...

Trái với những nhóm làng nghề quy mô nhỏ lẻ, chậm phát triển thì đối với nhóm những làng nghề đang hoạt động tốt, có thị trường, tiềm năng phát triển như, làng nghề rèn Tiến Lộc; làng nghề đá thủ công mỹ nghệ làng Mai... thì khó khăn lại không nằm ở việc kêu gọi đầu tư. Qua chia sẻ với các doanh nghiệp, việc họ phải tự “bơi” với các thủ tục từ chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết cho đến giải phóng mặt bằng... đang là nguyên nhân khiến cho tiến độ đầu tư dự án bị chậm, kéo dài. Bên cạnh đó, đối với hộ sản xuất làng nghề, việc mặt bằng sau khi được doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, giá trị đất cho hộ sản xuất thuê, mua sẽ rất cao, người dân làng nghề khó tiếp cận.

Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) lo lắng: Thời điểm năm 2005, bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước xây dựng cụm làng nghề thôn Ngọ, hộ gia đình anh được di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư với nhiều chính sách ưu đãi, như: Gia đình được giao 300m2 đất, sử dụng 50 năm với mức trả một lần cho Nhà nước là 27 triệu đồng/100m2. Đến nay, anh đã lập công ty và có nhu cầu mở rộng thêm quy mô sản xuất. Tuy nhiên, Dự án CCN làng nghề Tiến Lộc đang được Công ty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ Hoàng Gia làm chủ đầu tư thì mức giá để thuê, mua mặt bằng sản xuất đương nhiên sẽ cao hơn so với Nhà nước đứng ra đầu tư. Vì vậy, nhiều hộ sản xuất sẽ khó khăn về nguồn vốn khi tiếp cận mặt bằng.

Thực tế cho thấy, việc phát triển các CCN làng nghề là một hướng đi quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng công nghiệp toàn tỉnh, cũng như giải quyết những bất cập môi trường lâu nay tại các làng nghề. Tuy nhiên, việc nhiều hộ sản xuất làng nghề truyền thống có nguy cơ không thể tham gia sản xuất tại các CCN làng nghề do giá đất bị đẩy lên cao đang là một trong những bất cập cần sớm được giải quyết. Ông Trịnh Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) cho rằng: Nhà nước nên ưu tiên về giá thuê mặt bằng, quản lý giá thuê mặt bằng tại các cụm làng nghề do Nhà nước đầu tư, cũng như xã hội hóa từ doanh nghiệp, làm sao vừa bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp xây dựng hạ tầng nhưng cũng hài hòa, phù hợp cho hộ sản xuất, tránh tình trạng thả lỏng giá thuê, thổi giá khi cho thuê để khuyến khích người dân thuê mặt bằng.

Tô Dung - Đình Giang

Bài cuối: Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?

Tin liên quan:
  • Gian nan “giữ lửa” làng nghề: Bài 2: Nhiều bất cập trong quy hoạch tại các cụm công nghiệp làng nghề
    Gian nan “giữ lửa” làng nghề (Bài 1): Thăng - trầm làng nghề, làng nghề truyền ...

    Sẽ là thiếu sót khi nói về vẻ đẹp xứ Thanh nếu như không nhắc đến làng nghề, làng nghề truyền thống. Đó là chiếu cói Nga Sơn, là ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, cót làng Giàng, bánh gai Tứ Trụ hay đúc đồng Trà Đông... đã và đang đóng góp vai trò to lớn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Song, duy trì, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống để tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến phát triển du lịch đang bộc lộ nhiều bất cập.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]