(Baothanhhoa.vn) - Giữ gìn, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống là nhiệm vụ bức thiết, không chỉ góp phần giữ gìn, tôn vinh những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, mà phát triển làng nghề cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng nông thôn. Vì vậy, những năm qua ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề từ Trung ương thì tỉnh đã có nhiều giải pháp đem lại những hiệu quả nhất định.

Gian nan “giữ lửa” làng nghề (Bài cuối): Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?

Giữ gìn, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống là nhiệm vụ bức thiết, không chỉ góp phần giữ gìn, tôn vinh những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, mà phát triển làng nghề cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng nông thôn. Vì vậy, những năm qua ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề từ Trung ương thì tỉnh đã có nhiều giải pháp đem lại những hiệu quả nhất định.

Gian nan “giữ lửa” làng nghề (Bài cuối): Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?Từ khi được công nhận OCOP, sản phẩm miến gạo của HTX Dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long, xã Thăng Long (Nông Cống) không ngừng mở rộng thị trường. Ảnh: PV

Từ cơ chế chính sách mở...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra những nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế, trong đó nêu “...Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với khôi phục các làng nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới có thị trường tiêu thụ, sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch...”. Ngày 7-7-2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Với các nhiệm vụ trọng tâm như, phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Ngày 29-11-2022, UBND tỉnh có Quyết định số 4182/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương, xây dựng kế hoạch khôi phục, bảo tồn đối với làng nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền; hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả và làng nghề mới; hỗ trợ đầu tư cải tạo nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề phục vụ sản xuất (như: đường giao thông, hệ thống thoát nước, điện, nước sạch, xây dựng trung tâm, điểm bán hàng, khu trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm, kho bãi; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề...).

Từ các chính sách đã được ban hành về phát triển nghề, làng nghề đã đem lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội rõ nét. Tính đến ngày 31-12-2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang duy trì và phát triển 39 nghề tiểu thủ công nghiệp, với tổng số 8.303 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh (trong đó chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản 4.119 cơ sở; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 1.502 cơ sở; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 780 cơ sở; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ 2.054 cơ sở), đã và đang tạo việc làm cho khoảng 58.405 lao động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đến những giải pháp, cách làm...

Phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm theo tinh thần Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7-7-2022 của Chính phủ về Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Gian nan “giữ lửa” làng nghề (Bài cuối): Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?Gắn sao cho sản phẩm làng nghề (sản phẩm được công nhận OCOP) được xem là giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Ảnh: PV

Việc du khách đến Thanh Hóa không chỉ được tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, mà còn được trực tiếp khám phá những tinh hoa văn hóa của các làng nghề, làng nghề truyền thống đang tạo ra những sức hút đáng kể cho du lịch. Nắm bắt được tiềm năng, lợi thế đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương xây dựng, hình thành các khu, điểm du lịch làng nghề; từng bước khai thác các sản phẩm đặc trưng của du lịch làng nghề nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh. Kết hợp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử gắn với các thương hiệu, sản phẩm truyền thống của địa phương, đưa du lịch làng nghề trở thành điểm nhấn, là sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, một số tuyến du lịch gắn với các làng nghề truyền thống đã đi vào hoạt động, bước đầu phát huy hiệu quả, như: tuyến du lịch khu di tích Lam Kinh - suối cá thần Cẩm Lương - Thành Nhà Hồ - đền Đồng Cổ - làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, dệt nhiễu Hồng Đô. Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có làng nghề bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân), làng nghề dệt thổ cẩm Cẩm Lương (Cẩm Thủy), làng nghề chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa).

Hay như tuyến du lịch bán đảo Nghi Sơn - động Trường Lâm - cụm thắng tích làng nghề Ba Làng. Điểm du lịch làng nghề gắn với tuyến du lịch này gồm, làng nghề sản xuất nước mắm Ba Làng (thị xã Nghi Sơn). Tuyến du lịch biển Hải Tiến - Lạch Trường - Hòn Nẹ, các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có làng nghề mộc xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa), làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), cụm nghề sản xuất chiếu cói thị trấn Nga Sơn (Nga Sơn), làng nghề nấu rượu Cầu Lộc (Hậu Lộc). Tuyến du lịch sông Mã từ Cảng Hới - ngã ba Bông có các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch gồm, cụm nghề làm nem chua thị trấn Tào Xuyên (TP Thanh Hóa); làng nghề đá Đông Hưng (TP Thanh Hóa)...

Bên cạnh việc phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch, một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm làng nghề, tìm lại chỗ đứng trên thị trường, chính là việc gắn “sao” cho các sản phẩm. Theo ông Đỗ Thành Đồng, Chủ tịch UBND thị trấn Thiệu Hóa: Với mong muốn khôi phục lại thời hưng thịnh của làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô truyền thống, trước mắt người làm nghề cần thay đổi tư duy, nhanh nhạy trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Thời gian tới, địa phương sẽ tổ chức cho bà con làng nghề đi học tập mô hình nuôi tằm tự dệt ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thay vì se tơ, dệt nhiễu truyền thống, làng nghề này đã áp dụng công nghệ, kỹ thuật khiến những con tằm nhả tơ tự dệt thành những tấm chăn, tấm gối bền, đẹp về mẫu mã, phù hợp với thị hiếu, thị trường. “Nếu thành công trong việc thay đổi được tư duy, nếp nghĩ và cách làm, tôi tin, bằng tay nghề có sẵn, những sản phẩm làng nghề một khi đáp ứng được thị hiếu, thị trường, chất lượng sẽ không thua kém bất cứ một làng nghề nào. Đây cũng sẽ là định hướng xây dựng làm sản phẩm OCOP của địa phương” - ông Đồng tin tưởng.

Ông Trương Hữu Hoa, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long, xã Thăng Long (Nông Cống), cho biết: Kể từ khi sản phẩm miến gạo của HTX được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, sản lượng bán ra tăng gấp đôi so với trước đây. Ngoài thị trường truyền thống, các sản phẩm miến gạo cũng được đăng ký bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, trong các siêu thị... Việc mở rộng thị trường, tăng sản lượng cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân tăng từ 2 - 3 triệu đồng lên 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 317 sản phẩm OCOP, trong đó có hơn 20% sản phẩm từ các làng nghề, làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, hầu hết các sản phẩm làng nghề sau khi được công nhận sản phẩm OCOP đều phát triển hơn so với trước. Từ sản lượng, đến thị trường đầu ra tăng từ 20 - 25%. Trong đó, có một số sản phẩm từ nghề cói truyền thống của huyện Nga Sơn, đồ mộc xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa), đồ đồng xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa)... được xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh, cho biết: “Lâu nay nhiều sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống được đánh giá chưa cao về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm nên thường bị lép vế với các sản phẩm công nghiệp. Chương trình OCOP gắn với các tiêu chí nâng cao chất lượng cho sản phẩm được xem là điểm tựa, là “trợ lực” để sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống thay đổi mình, khẳng định được thương hiệu trên thị trường".

“Để lan tỏa các sản phẩm OCOP, trong đó có các sản phẩm OCOP từ làng nghề, làng nghề truyền thống, văn phòng điều phối đã cùng với các địa phương, chủ thể ra mắt 16 điểm trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP và các sản phẩm hàng hóa đặc trưng từ các vùng, miền. Đồng thời, tổ chức nhiều hội chợ quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP. Thông qua các hội chợ quảng bá, hàng chục sản phẩm OCOP xuất phát từ làng nghề đã bảo đảm các yêu cầu, tiêu chí được lựa chọn, bày bán tại các siêu thị, sàn thương mại điện tử uy tín” - ông Bùi Công Anh nhấn mạnh.

Tô Dung - Đình Giang

Tin liên quan:
  • Gian nan “giữ lửa” làng nghề (Bài cuối): Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?
    Gian nan “giữ lửa” làng nghề: Bài 2: Nhiều bất cập trong quy hoạch tại các cụm ...

    Xây dựng các cụm công nghiệp (CCN) làng nghề để di dời các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư, giải quyết sức ép về vấn đề môi trường cũng như không gian sản xuất, đang được nhiều địa phương, như Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa... xem đây là giải pháp. Song, trên thực tế việc quy hoạch, đưa vào sử dụng đang gặp phải nhiều bất cập, thậm chí có mặt bằng đã hoàn thiện hạ tầng đầu tư nhưng các hộ sản xuất làng nghề lại không sẵn sàng cho việc di dời?

  • Gian nan “giữ lửa” làng nghề (Bài cuối): Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?
    Gian nan “giữ lửa” làng nghề (Bài 1): Thăng - trầm làng nghề, làng nghề truyền ...

    Sẽ là thiếu sót khi nói về vẻ đẹp xứ Thanh nếu như không nhắc đến làng nghề, làng nghề truyền thống. Đó là chiếu cói Nga Sơn, là ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, cót làng Giàng, bánh gai Tứ Trụ hay đúc đồng Trà Đông... đã và đang đóng góp vai trò to lớn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Song, duy trì, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống để tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến phát triển du lịch đang bộc lộ nhiều bất cập.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]