(Baothanhhoa.vn) - Chị Nguyễn Lê Ngọc Linh, dân tộc Thổ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại xã Hóa Quỳ (Như Xuân). Năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học, chị Linh xin vào làm tại một doanh nghiệp trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với thu nhập ổn định. Tuy vậy, với niềm trăn trở và mong muốn trở về quê hương lập nghiệp, chị luôn dành thời gian để tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng về lĩnh vực phát triển kinh tế vườn rừng; tìm hiểu, nghiên cứu tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Khởi nghiệp thành công với mô hình phát triển kinh tế vườn rừng

Chị Nguyễn Lê Ngọc Linh, dân tộc Thổ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại xã Hóa Quỳ (Như Xuân). Năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học, chị Linh xin vào làm tại một doanh nghiệp trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với thu nhập ổn định. Tuy vậy, với niềm trăn trở và mong muốn trở về quê hương lập nghiệp, chị luôn dành thời gian để tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng về lĩnh vực phát triển kinh tế vườn rừng; tìm hiểu, nghiên cứu tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Khởi nghiệp thành công với mô hình phát triển kinh tế vườn rừngMô hình phát triển kinh tế của chị Nguyễn Lê Ngọc Linh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Để hiện thực hóa ước mơ, năm 2018 chị Linh quyết định về quê lập nghiệp với 3 ha đất đồi của gia đình để xây dựng mô hình phát triển kinh tế vườn rừng. Bước đầu khởi nghiệp, chị đã gặp nhiều khó khăn về vốn, thêm vào đó kiến thức về trồng rừng cũng không có nhiều. Tuy vậy, bằng sự kiên trì và tinh thần ham học hỏi, chị Linh đã từng bước vượt qua khó khăn và phát triển mô hình. Ngay sau khi có đủ nguồn vốn, chị bắt đầu tìm những giống cây bản địa về trồng như keo, lát. Đến tháng 1-2019, chị bắt đầu trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao và là những cây có tác dụng khôi phục lại các mạch nước ngầm dưới lòng đất như lim, trám, mắc khén, dổi rừng... Cùng với đó, chị kết hợp trồng thêm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như bưởi, cam, ổi, mít. Dưới tán rừng, chị trồng thêm các loài cây hoa màu, cây bobo, cây ngô để lấy nguồn nhiên liệu làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và trồng các cây dược liệu như: cây thiên môn đông, gừng, nghệ, tỏi... Đến nay, mô hình của chị đã phát triển hơn 50 loài cây rừng bản địa cùng các loại cây ăn quả và các loại cây dược liệu, cây nguyên liệu. Ngoài ra, chị cũng kết hợp thêm nuôi ong, gà trong rừng. Sản phẩm từ vườn rừng như mật ong, các cây rừng và các loại cây dược liệu, trái cây, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi... của chị được nhiều người tin dùng và đã được bán rộng khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh. Từ hiệu quả của mô hình đã góp phần tạo thu nhập cho gia đình chị khoảng 600 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí), tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động và 10 lao động thời vụ với mức thu nhập 4 - 5 triệu/người/tháng. Chị Linh cũng chia sẻ: Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, với việc thực hiện thành công mô hình này góp phần phục hồi rừng, đồng thời phòng, chống thiên tai, tạo sinh kế cho đoàn viên, thanh niên và đồng bào dân tộc Thổ trên địa bàn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nguyễn Lê Ngọc Linh còn là đoàn viên năng nổ, nhiệt huyết. Chị luôn cùng đoàn viên, thanh niên địa phương tham gia các hoạt động vì cộng đồng, vì an sinh xã hội... Trong các đợt dịch COVID-19, chị Linh và đông đảo đoàn viên, thanh niên địa phương luôn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân đeo khẩu trang khi ra đường, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 tại địa phương. Bản thân chị Linh và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương. Trong công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi, luôn tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, luôn tiên phong đi đầu trong thực hiện phong trào lập thân, lập nghiệp, cống hiến sức mình cho quê hương, tạo việc làm cho thanh niên địa phương.

Với những thành tích đạt được, Nguyễn Lê Ngọc Linh – nữ giám đốc HTX Bản Thổ đã được các cấp, các ngành ghi nhận. Năm 2020, Dự án “Phát triển vườn rừng, xây dựng hệ sinh thái thực phẩm tạo sinh kế bền vững gắn liền với khôi phục văn hóa cho đồng bào dân tộc Thổ tại Hóa Quỳ - Như Xuân – Thanh Hóa” của nhóm tác giả Nguyễn Lê Ngọc Linh và Phạm Văn Phong đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 và đạt giải “Dự án nông nghiệp phát triển bền vững”. Đồng thời được tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Để tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất, chị Linh đã được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay thêm vốn mở một xưởng chế biến nông sản lớn trên địa bàn và triển khai thực hiện trồng thêm 4 ha vườn rừng tại huyện Ngọc Lặc.

Bài và ảnh: Lưu Kiệt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]