(Baothanhhoa.vn) - Nghề may vốn được xem là nghề của giới nữ vì đòi hỏi sự khéo tay, cần mẫn và kiên trì. Năm 1987, sau khi tốt nghiệp THPT, tham gia lớp học nghề may ngắn hạn, chị Lê Thị Thương, xã Đông Minh (Đông Sơn) đã bén duyên và mở một cửa hàng nhỏ về may mặc, chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi nghiệp làm giàu và giúp hội viên khó khăn

Nghề may vốn được xem là nghề của giới nữ vì đòi hỏi sự khéo tay, cần mẫn và kiên trì. Năm 1987, sau khi tốt nghiệp THPT, tham gia lớp học nghề may ngắn hạn, chị Lê Thị Thương, xã Đông Minh (Đông Sơn) đã bén duyên và mở một cửa hàng nhỏ về may mặc, chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn.

Công việc tuy ổn định, nhưng lợi nhuận không nhiều và ít có cơ hội phát triển. Nhận thấy nhu cầu may đồng phục cho học sinh ở các trường tăng cao, trong khi đó, tại địa phương chưa có xưởng may công nghiệp, nắm bắt thời cơ, năm 2000, với số tiền đã tích lũy được, cùng với sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, đặc biệt là sự hỗ trợ của hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã đã tạo điều kiện cho chị được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư mở xưởng với 5 máy may, trước mắt tạo việc làm cho 5 phụ nữ nghèo tại địa phương. Khi bắt tay vào mở xưởng, chị Thương thấy lĩnh vực kinh doanh không hề đơn giản, ngoài việc thiếu vốn, chị còn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn hàng, nơi tiêu thụ. Niềm đam mê với nghề cũng như quyết tâm khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm đã thôi thúc chị từng bước vượt qua khó khăn, thử thách để trụ vững và thành công với niềm đam mê của mình. Ngay sau khi mở xưởng, chị Thương đã chủ động tìm đến các trường tiểu học, trung học trên địa bàn huyện ký hợp đồng nhận may đồng phục cho học sinh. Do đặc thù của nghề may và nhu cầu của học sinh nên một năm có đến 6 tháng ít hàng, vì thế chị đã cùng chồng tích cực chủ động tìm kiếm thêm các đơn hàng. Ngoài nhận may đồng phục chị còn nhận gia công lại sản phẩm ở các xưởng lớn tại tỉnh Nghệ An và nhập hàng tại các chợ. Có đơn hàng thường xuyên và nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định, sau một thời gian, xưởng may đã đi vào hoạt động có hiệu quả, không ngừng được mở rộng.

Nhận thấy công việc làm ăn có chiều hướng thuận lợi, năm 2016, chị Thương thành lập Công ty TNHH MTV Thụ Thương với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, do chị làm chủ. Từ 5 máy lúc mở xưởng, đến nay gia đình chị đã có 25 máy, tạo việc làm thường xuyên cho 25 phụ nữ nghèo tại địa phương với thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em không phải đi làm xa mà vẫn có thu nhập, thu xếp được thời gian chăm sóc cho gia đình. Công việc ổn định đã thu hút chị em gắn bó hơn với phong trào và công tác hội, tăng tính đoàn kết gắn bó tương trợ lẫn nhau. Theo tính toán của chị, mỗi năm công ty đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng, lợi nhuận 600 triệu đồng/năm.

Là nữ doanh nhân và là phó chủ tịch hội LHPN xã, chị Thương càng có điều kiện gần gũi, tiếp xúc với nhiều hội viên hơn, đặc biệt là hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chị rất hiểu và thông cảm, đồng thời muốn được chia sẻ, giúp đỡ các chị vơi bớt khó khăn. Hằng năm, ngoài tạo cơ hội cho hội viên nghèo có thêm việc làm, chị Thương còn tạo điều kiện hỗ trợ về vốn; truyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như kiến thức tích lũy trong quá trình kinh doanh giúp chị em có ý tưởng muốn khởi nghiệp sớm thực hiện. Bên cạnh đó, chị thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên, trao quà cho hội viên, phụ nữ nghèo vào dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm của hội, đặc biệt là tặng áo ấm cho học sinh thuộc gia đình hội viên nghèo trên địa bàn toàn huyện với mong muốn được chia sẻ tấm lòng “lá lành đùm lá rách” đối những những mảnh đời còn nhiều khó khăn.

Ở mỗi vị trí công việc, chị Thương luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đối với công tác hội, chị là cán bộ hội luôn gần gũi hội viên, sâu sát cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, đồng thời tích cực, năng động tham gia các phong trào, hoạt động của hội. Có được thành công như ngày hôm nay, một phần do đam mê công việc may mặc và đam mê kinh doanh. Nếu không có niềm đam mê với nghề, không có sự quyết tâm, nỗ lực, dám đứng lên từ những thất bại, đương đầu với khó khăn, thử thách thì không thể thành công. Bên cạnh sự nỗ lực từ chính nội lực bản thân chị Thương còn may mắn được sự hậu thuẫn, động viên từ gia đình, anh em. Đặc biệt, tổ chức hội là ngôi nhà thứ hai, đã tạo cơ hội, tiếp sức cho chị vượt qua khó khăn, thử thách để trưởng thành.


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]