(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về việc giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã có Văn bản số 248/SGDĐT-KHTC ngày 19-1-2023 hướng dẫn về mức thu học phí học kỳ II năm học 2022-2023 đối với các cơ sở GD&ĐT công lập. Theo hướng dẫn, mức thu học phí học kỳ II giảm so với mức thu học kỳ I trước đó và tạm thời tính bằng mức thu năm học 2021-2022. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về việc giải quyết như thế nào đối với phần chênh lệch học phí đã thu?

Học phí năm học 2022-2023: Còn nhiều băn khoăn (Bài cuối) - “Gỡ khó” cho các nhà trường

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về việc giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã có Văn bản số 248/SGDĐT-KHTC ngày 19-1-2023 hướng dẫn về mức thu học phí học kỳ II năm học 2022-2023 đối với các cơ sở GD&ĐT công lập. Theo hướng dẫn, mức thu học phí học kỳ II giảm so với mức thu học kỳ I trước đó và tạm thời tính bằng mức thu năm học 2021-2022. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về việc giải quyết như thế nào đối với phần chênh lệch học phí đã thu?

Học phí năm học 2022-2023: Còn nhiều băn khoăn (Bài cuối) - “Gỡ khó” cho các nhà trườngKhông gian thư viện số tại Trường Đại học Hồng Đức. Ảnh: Linh Hương

Tin liên quan:
  • Học phí năm học 2022-2023: Còn nhiều băn khoăn (Bài cuối) - “Gỡ khó” cho các nhà trường
    Học phí năm học 2022-2023: Còn nhiều băn khoăn (Bài 1) - Tăng hay không tăng ...

    Học phí là nguồn lực tài chính quan trọng trong việc đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Thế nhưng, trong bối cảnh người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của dịch bệnh COVID-19 suốt 2 năm qua, thì chủ trương tăng, giảm học phí của các cấp, ngành trong thời gian qua đã khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng.

Giải quyết phần chênh lệch học phí đã thu như thế nào?

Trường THCS Quang Trung (TP Thanh Hóa) hiện có 1.400 học sinh. Đến thời điểm này, nhà trường đã cơ bản hoàn thành các khoản thu học kỳ I và đang tiến hành thu các khoản thu của học kỳ II. Cô Lê Thị Ngoan, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung cho biết: Học phí của học sinh được thu định kỳ hàng tháng, tuy nhiên, nếu gia đình học sinh tự nguyện thì nhà trường có thể thu theo một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm, tuy số học sinh đóng học phí cả năm không nhiều. Thực hiện theo hướng dẫn mới của Sở GD&ĐT về mức thu học phí, đối với những học sinh đã đóng học phí cả năm, nhà trường sẽ có kế hoạch trả lại cho phụ huynh phần học phí chênh lệch đã thu ở học kỳ II. Còn đối với phần học phí của học kỳ I, nhà trường đang chờ hướng dẫn của tỉnh để xử lý.

Tương tự, tại Trường THCS Phú Hải Toại (Hà Trung), cô Lê Thị Thúy, phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Học phí học kỳ II năm học 2022-2023 đã được nhà trường điều chỉnh về mức thu cũ theo quy định. Tuy nhiên, đối với phần học phí học kỳ I đã thu và đã được quyết toán trong năm 2022, do đó, rất khó để có thể trả lại cho phụ huynh học sinh. Nhà trường mong muốn được tỉnh hỗ trợ phần kinh phí trả lại cho phụ huynh học sinh để tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường.

Trong khi đó, tại huyện miền núi Thạch Thành, trong tổng số 18.159 học sinh mầm non và THCS thuộc diện đóng học phí, thì có tới 3.229 học sinh thuộc diện miễn, giảm học phí. Căn cứ các công văn, hướng dẫn của tỉnh, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Công văn số 177/UBND-SGD&ĐT, trong đó nêu rõ: Trong thời gian chờ văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và để tổ chức mức thu học phí học kỳ II, năm học 2022-2023, UBND huyện Thạch Thành hướng dẫn các đơn vị trường mầm non, TH&THCS, THCS, trung cấp nghề trên địa bàn thực hiện giữ ổn định mức thu học phí học kỳ II năm học 2022-2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022.

“Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022-2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định”.

Thực hiện mức thu học phí học kỳ II theo đúng hướng dẫn, tuy nhiên, cô Phạm Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thành Hưng (Thạch Thành) chia sẻ: Theo quy định, nhà trường được sử dụng tối thiểu 40% số tiền học phí thu được để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ. Phần kinh phí còn lại sử dụng cho các nhiệm vụ của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành. Do đó, nguồn học phí học kỳ I nhà trường đã sử dụng đúng theo quy định và đã quyết toán xong. Do đó, nhà trường mong muốn được tỉnh hỗ trợ phần học phí dôi dư của học kỳ I để nhà trường có điều kiện chăm lo tốt hơn cho học sinh, giáo viên.

Trao đổi với Báo Thanh Hóa về vấn đề các cơ sở giáo dục công lập giải quyết như thế nào đối với phần chênh lệch học phí đã thu? Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho biết: Theo quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 99 Luật Giáo dục: “HĐND cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý Nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh”. Ngày 13-7-2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 287/NQ-HĐND về việc quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa tỉnh, từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026. Tuy nhiên, đến ngày 20-12-2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP về học phí đối với cơ sở GD&ĐT công lập năm học 2022-2023, theo đó: Tại Điểm a Khoản 1 quy định: “Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022-2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định”.

Thực hiện Công văn số 19149/UBND-KTTC ngày 22-12-2022 của UBND tỉnh về việc giao tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20-12-2022 của Chính phủ về học phí đối với cơ sở GD&ĐT công lập năm học 2022-2023 và Công văn số 760/UBND-KTTC ngày 17-1-2023 của UBND tỉnh về việc mức thu học phí đối với các cơ sở GD&ĐT công lập năm học 2022-2023, giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo nghị quyết “Quy định mức thu học phí và mức hỗ trợ đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2022-2023” trình HĐND tỉnh quyết định. Hiện nay, Sở GD&ĐT đang phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, các đơn vị liên quan tham mưu báo cáo UBND tỉnh về việc giao cho các cơ sở giáo dục công lập chủ động tính toán phần chênh lệch giữa mức thu học phí theo quy định tại Nghị quyết số 287/2022/NQ-HĐND và mức thu học phí năm học 2021-2022 để xây dựng phương án hoàn trả cho các đối tượng đã thu. Tuy nhiên, do học kỳ I năm học 2022-2023 thuộc năm 2022, các đơn vị đã quyết toán tài chính của năm nên nguồn kinh phí để hoàn trả lại cho phụ huynh học sinh phải chờ kết luận của HĐND tỉnh.

Các trường đại học lên phương án khi học phí không tăng

Trước yêu cầu của Chính phủ về việc giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022, các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch, triển khai các giải pháp để đảm bảo quyền lợi của sinh viên trong lộ trình hướng tới tự chủ.

Học phí năm học 2022-2023: Còn nhiều băn khoăn (Bài cuối) - “Gỡ khó” cho các nhà trườngTrường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa gặp mặt, biểu dương, khen thưởng các sinh viên, học viên đoạt Huy chương Vàng tại Sea Games 31.

PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức cho biết: Ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Công văn số 760/UBND-KTTC ngày 17-1-2023 về việc mức thu học phí đối với các cơ sở GD&ĐT công lập năm học 2022-2023, ngày 18-1-2023, Trường Đại học Hồng Đức đã có tờ trình gửi hội đồng trường về việc phê duyệt mức học phí đối với các loại hình đào tạo tại Trường Đại học Hồng Đức năm học 2022-2023. Hội đồng trường phê duyệt mức thu học phí học kỳ II năm học 2022-2023 giữ ổn định bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của người học, đối với phần học phí chênh lệch đã thu ở học kỳ I, nhà trường đang chờ hướng dẫn của tỉnh để xử lý.

PGS.TS Bùi Văn Dũng cũng cho biết thêm, dựa vào dự kiến mức thu học phí năm học 2022-2023, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, theo đó, mức thu nhập của người lao động được tăng lên, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; chi tăng cường công tác học tập, bồi dưỡng... Khi mức học phí được điều chỉnh trở lại mức cũ, nhà trường phải xem xét điều chỉnh lại các khoản đầu tư chưa cấp thiết và chi tiêu tiết kiệm để đảm bảo tài chính. Nhà trường mong muốn nhận được sự hỗ trợ của tỉnh đối với phần chênh lệch học phí học kỳ I đã thu để đảm bảo ổn định hoạt động.

Theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27-8-2021, các trường đại học sẽ xây dựng phương án thu học phí theo lộ trình từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026. Theo đó, thực hiện Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cũng đã xây dựng phương án và triển khai mức thu học phí theo quy định của nghị định từ đầu năm học 2022-2023.

TS. Vũ Văn Tuyến, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, cho biết: Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa với sứ mệnh là một trường đại học công lập có trách nhiệm với xã hội. Trong những năm qua, để chia sẻ khó khăn với người học trong bối cảnh dịch bệnh, nhà trường luôn giữ mức học phí ổn định và ở mức thấp hơn nhiều so với nhiều trường đại học khác cùng khối ngành. Theo đó, mức tăng học phí năm học 2022-2023 so với năm học 2021-2022 là khá thấp so với quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Thực tế, nhà trường cũng đã thu học phí theo mức mới ở học kỳ I.

Dự kiến mức thu học phí tăng do chênh lệch giữa mức thu học phí và cấp bù học phí năm học 2022-2023 đã thu theo mức quy định tại Nghị quyết số 287/2022/NQ-HĐND so với mức thu học phí của năm học 2021-2022 khoảng 270 tỷ đồng (trong đó cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông 249 tỷ đồng; cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp công lập 21 tỷ đồng).

Thực hiện Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 20-12-2022 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của tỉnh, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đang thực hiện các thủ tục để điều chỉnh mức thu học phí học kỳ II như mức thu của năm học 2021-2022. Với nguồn thu chủ yếu từ học phí, ngay từ đầu năm học, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch thu, chi, thực hiện các nhiệm vụ như bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ... Đặc biệt, nhà trường đã xây dựng mức học bổng khuyến khích, hỗ trợ người học có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2022-2023 dựa trên mức thu học phí được quyết định từ đầu năm học. Do đó, khi mức học phí được điều chỉnh trở lại về mức thu cũ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động của nhà trường. Nhà trường sẽ phải tổ chức họp bàn để cân đối lại các hoạt động, tiết kiệm chi để đảm bảo hoạt động. Do đó, trước mắt, nhà trường kiến nghị với tỉnh có phương án hỗ trợ phần học phí chênh lệch đã thu ở học kỳ I theo đúng tinh thần Nghị quyết 165/NQ-CP của Chính phủ.

Dự kiến mức thu học phí tăng do chênh lệch giữa mức thu học phí và cấp bù học phí năm học 2022-2023 đã thu theo mức quy định tại Nghị quyết số 287/2022/NQ-HĐND so với mức thu học phí của năm học 2021-2022 khoảng 270 tỷ đồng (trong đó cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông 249 tỷ đồng; cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp công lập 21 tỷ đồng). Do đó, để có cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 165/NQ-CP của Chính phủ theo đúng thẩm quyền, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023 và mức hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định. Trong khi chờ HĐND tỉnh quyết định, các cơ sở giáo dục công lập, phụ huynh học sinh cần giữ ổn định tình hình, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để đảm bảo quyền lợi học tập của người học.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]