(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi, nhằm giúp bà con có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.

Hiệu quả từ việc thực hiện các chính sách dân tộc

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi, nhằm giúp bà con có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.

Hiệu quả từ việc thực hiện các chính sách dân tộcĐường giao thông bản Bá, xã Trung Hạ (Quan Sơn) được cứng hóa

Với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, các chính sách về dân tộc trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh đến nay đã được triển khai và phát huy hiệu quả. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện. Gia đình anh Trịnh Văn Chín, thôn Cẩm Lợi 2, xã Thạch Cẩm (Thạch Thành) trước đây là hộ nghèo. Năm 2018, nhờ chính sách hỗ trợ dành cho đồng bào dân tộc miền núi, gia đình anh được vay vốn phát triển sản xuất. Anh mua 1 cặp trâu về nuôi, một thời gian sau nhân thành đàn 5 con. Đến năm 2020, anh Chín tiếp tục đầu tư nuôi hơn 40 đàn ong mật, sau gần 3 năm nhân lên thành 150 đàn. Hiện nay, mỗi năm, gia đình anh có thu nhập trên 100 triệu đồng và đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang hơn trước. Từ năm 2019, gia đình anh Chín được ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Cũng như gia đình anh Chín, năm 2020, chị Nguyễn Thị Lan, bản Bá, xã Trung Hạ (Quan Sơn) được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Sau khi được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, chị Lan đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt. Do tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi và phòng bệnh nên vật nuôi ít mắc bệnh hơn so với chăn thả truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế. Theo tính toán sau khi trừ chi phí, mô hình kinh tế của gia đình chị Lan có lợi nhuận gần 200 triệu đồng.

Với phương châm là trao “cần câu” chứ không trao “con cá”, Đảng ủy, UBND xã Trung Hạ luôn đi sâu, đi sát, từng bước hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống. Ông Phạm Anh Tuấn, bí thư đảng ủy xã cho biết: Địa phương luôn tận dụng các nguồn lực, nguồn vốn từ các chính sách dân tộc để giúp bà con thoát nghèo một cách hiệu quả, bền vững nhất. Hiện nay, nhận thức của bà con Nhân dân có nhiều đổi thay rõ rệt, nhiều hộ cũng chủ động tìm hướng đi phát triển kinh tế, không phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Để cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ, giúp cho kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4,02%/năm. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đến nay 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã; công tác khám, chữa bệnh cho người dân có chuyển biến tích cực; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 81%; 76% số dịch vụ thuộc “gói dịch vụ y tế cơ bản” theo quy định của Bộ Y tế đã được thực hiện tại tuyến xã; sự nghiệp giáo dục tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được quan tâm đầu tư, do đó đã có những phát triển nhanh chóng cả về quy mô, mạng lưới và chất lượng, đã có 58% trường đạt chuẩn quốc gia...

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt một số đề án đặc thù, nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực miền núi phát triển, như: Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản đồng bào Mông, huyện Quan Sơn”; “Xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa”; “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa”... Nhằm phát triển bền vững khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 23-7-2021 Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 624-QĐ/TU về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi gấp 2 lần trở lên so với năm 2020; các tuyến đường giao thông đến trung tâm xã và trung tâm huyện đã hư hỏng, xuống cấp được cải tạo, sửa chữa 100%; các thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa đạt 100%; phấn đấu 100% trường, lớp học được xây dựng kiên cố. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 30 đạt 99% trở lên; tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi; học sinh trong độ tuổi học tiểu học và THCS đạt 100%... Đến năm 2025, hoàn thành công tác định canh, định cư; quy hoạch, di dời hơn 4.500 hộ dân đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến các điểm dân cư nông thôn, khu vực dân cư mới, khu vực an toàn. Chương trình cũng đề ra mục tiêu, đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2,67%/năm trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3%/năm trở lên...

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo ra những bước chuyển rõ nét về mọi mặt, làm thay đổi diện mạo khu vực miền núi Thanh Hóa, nâng cao đời sống của người dân. Điều đó không chỉ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, mà còn nhân lên niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; tạo động lực để đồng bào đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.

Bài và ảnh: Minh Khanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]