(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện mô hình “biến rác thải thành tiền” của Hội LHPN tỉnh và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Hà Trung về công tác vệ sinh môi trường, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng huyện NTM, xuất phát từ nhu cầu thực tế, Hội LHPN huyện Hà Trung đã chỉ đạo 20/20 xã, thị trấn tổ chức thực hiện mô hình phân loại rác thải. Đây cũng là mô hình thực hiện cuộc vận động “gia đình 5 không, 3 sạch gắn với XDNTM và đô thị văn minh” của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Hà Trung.

Hiệu quả kép từ mô hình “biến rác thải thành tiền”

Thực hiện mô hình “biến rác thải thành tiền” của Hội LHPN tỉnh và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Hà Trung về công tác vệ sinh môi trường, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng huyện NTM, xuất phát từ nhu cầu thực tế, Hội LHPN huyện Hà Trung đã chỉ đạo 20/20 xã, thị trấn tổ chức thực hiện mô hình phân loại rác thải. Đây cũng là mô hình thực hiện cuộc vận động “gia đình 5 không, 3 sạch gắn với XDNTM và đô thị văn minh” của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Hà Trung.

Hiệu quả kép từ mô hình “biến rác thải thành tiền”Hội viên, phụ nữ phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) phân loại rác thải tái chế bán để gây quỹ.

Để thực hiện có hiệu quả mô hình, Hội LHPN huyện tập hợp hội viên phụ nữ các xã, thị trấn tự thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình và trên các tuyến đường làng, ngõ xóm như: Vỏ lon bia, lon nước ngọt, chai nhựa, hộp nhựa, vỏ hộp giấy, báo... Hằng tuần, chị em mang đến điểm tập kết tại nhà văn hóa thôn, bỏ vào thùng đựng rác tái chế để bán. Trong quá trình làm, các chị vừa thu gom phân loại xử lý rác thải, vừa tuyên truyền, vận động Nhân dân bỏ rác đúng nơi quy định, làm đẹp môi trường nông thôn.

Chị Trương Thị Tâm, cán bộ Hội LHPN huyện Hà Trung, cho biết: Mô hình “biến rác thải thành tiền” có ý nghĩa rất nhân văn. Sau gần hai năm triển khai thực hiện, mô hình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của hội viên và các tầng lớp Nhân dân. Tổng số thùng gom rác hiện có trên địa bàn huyện là 81 thùng, được đặt tại nhà văn hóa các thôn, chợ, đình, chùa và công sở các xã. Tổng số tiền thu được trên 200 triệu đồng. Thông qua nguồn quỹ thu được từ việc bán phế liệu thu gom, các cấp hội phụ nữ trong huyện đã hỗ trợ tiền và tặng quà cho nhiều trẻ em mồ côi và các hội viên, phụ nữ nghèo, khó khăn.

Tại thị xã Bỉm Sơn, mô hình “Từ phế liệu đến triệu phần quà” luôn được hội LHPN các cấp đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện. Chỉ tính trong năm 2023, toàn thị xã lắp mới được 34 điểm thu gom phế liệu, nâng tổng số lên 117 địa điểm thu gom. Mô hình không chỉ góp phần tuyên truyền phân loại rác tại nguồn, giữ gìn vệ sinh môi trường mà còn giải quyết đáng kể lượng phế thải ra môi trường; nâng cao hiệu quả cuộc vận động “gia đình 5 không, 3 sạch”; mang lại giá trị kinh tế, hỗ trợ cho hàng trăm phụ nữ, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Chị Trần Lệ Thu, Chủ tịch Hội LHPN phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn), cho biết: "100% số tiền bán phế liệu được dùng vào hoạt động chăm sóc số trẻ em nhận đỡ đầu và hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Hiện chúng tôi đang nhận đỡ đầu 73 trẻ. Cháu Mai Thanh Thủy, sinh năm 2013 là một trong những trường hợp trẻ em vừa được trao tiền hỗ trợ từ mô hình. Hoàn cảnh của Thủy đặc biệt khó khăn. Mẹ cháu trước đây bị lừa, mang thai và sinh ra cháu. Mẹ cháu đã lấy chồng, cháu ở với bà ngoại. Gia đình bà ngoại thuộc diện hộ nghèo, bản thân bà thường xuyên đau ốm, cháu Thủy bị ảnh hưởng thần kinh. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên quan tâm hỗ trợ bằng cả vật chất lẫn tinh thần".

Thực hiện chương trình "Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, trong năm 2023 các cấp hội LHPN huyện Hoằng Hóa đã lấy kinh phí từ nguồn thu gom phế liệu và xã hội hóa để tổ chức các hoạt động, như: “Phiên chợ 0 đồng”; tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dịp đầu năm học mới, tết thiếu nhi, tết trung thu; tặng quà gia đình chính sách, gia đình thương binh - liệt sĩ dịp 27/7; tặng quà cho tân binh lên đường nhập ngũ... với tổng số tiền trên 160 triệu đồng. Chia sẻ về ý nghĩa từ việc thu gom, phân loại rác thải tái chế để gây quỹ, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoằng Hóa Hoàng Thị Định, cho biết: "Số tiền bán rác thải tái chế được các hội, chi hội phụ nữ bổ sung vào nguồn quỹ để giúp đỡ những trẻ em, hội viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Số tiền tuy không nhiều nhưng đã tạo động lực để họ tiếp tục lao động, sản xuất phát triển kinh tế gia đình, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Từ khi thực hiện mô hình, ý thức, trách nhiệm, hành động tham gia bảo vệ môi trường của hội viên phụ nữ nói riêng, Nhân dân nói chung ngày càng được nâng lên, không còn tình trạng xả rác thải bừa bãi ra môi trường như trước. Thấy rõ hiệu quả của mô hình, thời gian tới chúng tôi tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền để nhân rộng, tạo sự lan tỏa".

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]