(Baothanhhoa.vn) - Qua hơn 3 năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, vượt qua mọi khó khăn, thách thức ban đầu, giáo dục tiểu học (TH) trên địa bàn toàn tỉnh đã có bước phát triển, đổi mới khá toàn diện, chất lượng đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Hiệu quả bước đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 bậc tiểu học

Qua hơn 3 năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, vượt qua mọi khó khăn, thách thức ban đầu, giáo dục tiểu học (TH) trên địa bàn toàn tỉnh đã có bước phát triển, đổi mới khá toàn diện, chất lượng đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Hiệu quả bước đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 bậc tiểu họcCô, trò Trường TH thị trấn Vĩnh Lộc.

Chương trình GDPT 2018 thực hiện ở bậc TH bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1, theo lộ trình đến năm học 2023-2024 sẽ thực hiện đối với lớp 4 và năm học 2024-2025 sẽ thực hiện đối với lớp 5.

Tỉnh Thanh Hóa có 679 trường TH (TH là 597 trường, TH&THCS 77 trường, TH,THCS&THPT 5 trường). Tỷ lệ trường công lập là 98,1%, ngoài công lập 1,9% với khoảng trên 361.300 học sinh.

Trường TH thị trấn Bến Sung (Như Thanh) là một trong những trường học được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ Chương trình GDPT 2018. Nhờ đó, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến rõ nét, các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục đại trà và đánh giá về phẩm chất, năng lực học sinh đều tăng qua các năm. Giáo dục mũi nhọn luôn dẫn đầu, vượt trội, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Thầy giáo Vũ Đức Hải, Hiệu trưởng Trường TH thị trấn Bến Sung chia sẻ: Thực hiện Chương trình GDPT 2018, nhà trường đã nâng cao năng lực quản lý, nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp kỹ năng dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, thường xuyên cùng với giáo viên (GV) tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hàng kỳ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm quá trình thực hiện chương trình... Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động dạy học, sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử... nhờ đó công tác giáo dục được đổi mới toàn diện, mang lại cảm hứng, động lực dạy học cho GV và học sinh.

Thực hiện Chương trình GDPT 2018, Trường TH thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả bước đầu tương đối tích cực. Cô giáo Phạm Thị Phương, GV Trường TH thị trấn Vĩnh Lộc cho biết: Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với chương trình mới, bên cạnh việc tiếp thu nghiêm túc các mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT 2018, bản thân mỗi GV cũng phải tích cực đổi mới, linh hoạt và sáng tạo trong công tác dạy học. Các em học sinh cũng hứng thú hơn, tự tin, chủ động trong các hoạt động học tập, nhờ đó hiệu quả giáo dục cũng được nâng lên rõ rệt.

“Từ tâm trạng lo lắng ban đầu, đến nay GV và phụ huynh đều yên tâm, phấn khởi. GV có động lực trong việc giảng dạy và tổ chức mọi hoạt động, học sinh chủ động tiếp thu bài tốt hơn, hoàn thành tốt các kỹ năng, năng lực, phẩm chất cần đạt được, chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn đều được nâng lên”, cô Đỗ Thị Ca, Hiệu trưởng Trường TH thị trấn Vĩnh Lộc khẳng định.

Để thực hiện chương trình mới, huyện Bá Thước đã thành lập ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện, xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, huy động các nguồn lực hợp pháp khác thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Ngay sau khi được tiếp thu, tập huấn lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, Phòng GD&ĐT Bá Thước đã tham mưu cho UBND huyện chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, đặc biệt là đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021. Tính đến thời điểm hiện tại, bậc TH toàn huyện cơ bản đã đủ 1 phòng học/lớp và đã được trang bị các thiết bị dạy học như tivi, máy chiếu và các đồ dùng thiết yếu tối thiểu theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 và lớp 2. Riêng lớp 3 đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được trang bị bộ đồ dùng tối thiểu để dạy và học.

Trong 3 năm thực hiện đổi mới sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học, phòng GD&ĐT đã tổ chức được 23 buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, tổ chức dạy được 86 tiết dạy để thảo luận góp ý. Huy động hơn 700 lượt cán bộ quản lý, GV tham gia và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Sau 3 năm thực hiện chương trình mới, bậc TH của toàn huyện đã thực hiện tốt yêu cầu của các môn học và hoạt động giáo dục. Học sinh tiếp thu bài tốt, thể hiện được năng lực, phẩm chất cá nhân, mạnh dạn, tự tin, dám thể hiện quan điểm cá nhân. Kỹ năng làm việc nhóm, hoạt động tập thể đạt kết quả tốt hơn, chất lượng giáo dục cũng được nâng lên năm sau cao hơn năm trước...

Có thể thấy, thực hiện Chương trình GDPT 2018, toàn ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Quy mô hệ thống mạng lưới trường, lớp phát triển; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố, trường đạt chuẩn quốc gia; đội ngũ cán bộ, GV được phát triển toàn diện; phong trào xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là điểm sáng của giáo dục cả nước. Đặc biệt, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên; chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được duy trì. Các cơ sở giáo dục TH đã xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, tạo điều kiện cho HS được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục khác; đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh TH.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ không ít khó khăn, vướng mắc cần được kịp thời tháo gỡ, đó là: Cơ sở vật chất trường lớp và thiết bị dạy học mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học cũng như thực hiện Chương trình GDPT 2018. Phòng học, phòng chức năng còn thiếu. Các thiết bị hiện đại được trang bị chưa nhiều. Tình trạng chậm cung ứng sách giáo khoa, thiết bị, đồ dùng dạy học còn chậm. Một số cơ sở giáo dục TH chưa đủ tỷ lệ 1 phòng học/lớp, chưa có đủ phòng phục vụ học tập. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, có vùng chưa có internet; một số khu vực có internet nhưng tốc độ đường truyền thấp. Số lượng, cơ cấu đội ngũ GV còn bất cập, thiếu nhiều GV so với yêu cầu do nhiều năm liền không được tuyển dụng bổ sung. Tỷ lệ GV/lớp chưa đảm bảo theo quy định, chưa đủ để dạy học 2 buổi/ngày. Một bộ phận GV chậm tiếp cận với chương trình, phương pháp giáo dục mới... Hiện tại so với định mức 1,5 GV/lớp, Thanh Hóa còn thiếu 3.340 GV TH, đặc biệt là GV đặc thù (Tin học, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh...), trong khi đó hằng năm học sinh cấp TH của tỉnh tăng, số lớp tăng. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực GV thực hiện Chương trình GDPT 2018 môn Tiếng Anh, Tin học còn nhiều hạn chế... Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục, các ban, ngành chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ để chương trình mới đạt được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và sự kỳ vọng.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]