(Baothanhhoa.vn) - Chiều 14/3, tại UBND xã Thanh Hòa (Như Xuân) đã diễn ra hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (QLBVR & PCCCR) giữa 4 xã Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Quân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), xã Châu Nga (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) giai đoạn 2022-2026.

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Chiều 14/3, tại UBND xã Thanh Hòa (Như Xuân) đã diễn ra hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (QLBVR & PCCCR) giữa 4 xã Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Quân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), xã Châu Nga (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) giai đoạn 2022-2026.

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Đại diện lãnh đạo UBND 4 xã đồng chủ trì hội nghị thực hiện quy chế phối hợp về QLBVR&PCCCR.

Dự hội nghị có đại diện Hạt Kiểm Lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và huyện Quỳ Châu (Nghệ An); Trạm Kiểm lâm Cát Vân, Xuân Quỳ (Như Xuân); Lâm trường Quỳ Châu (Nghệ An); Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng (Như Xuân); đại diện cấp ủy, chính quyền các xã Châu Nga (Quỳ Châu, Nghệ An); Thanh Phong và Thanh Quân (Như Xuân, Thanh Hóa).

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Các đại biểu dự hội nghị

Huyện Như Xuân có 3 xã: Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Quân, giáp ranh với xã Châu Nga của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Xã Thanh Hòa có đường giáp ranh là 12,9km; xã Thanh Phong có đường giáp ranh 8,9km; xã Thanh Quân có khu vực giáp ranh dài 6,7km.

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Quang cảnh hội nghị.

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Các đại biểu đại diện Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân dự hội nghị.

Tại các khu vực giáp ranh, diện tích rừng tự nhiên lớn, tài nguyên rừng đa dạng và phong phú; địa hình hiểm trở lại ở xa dân cư, đi lại khó khăn nên việc kiểm tra, phát hiện các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng rất khó khăn. Đời sống Nhân dân khu vực giáp ranh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn nghèo; nhu cầu sử dụng gỗ và đất để sản xuất phát triển kinh tế ngày càng cao. Các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho người dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều. Đây là những khó khăn, áp lực không nhỏ trong công tác QLBVR, phát triển rừng (PTR) và PCCCR trên địa bàn 4 xã giáp ranh.

Sau khi Quy chế phối hợp QLBVR & PCCCR được ban hành, lãnh đạo 4 xã đã quán triệt, triển khai rộng rãi đến các ban, ngành, đoàn thể, chủ rừng và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn các xã để tổ chức thực hiện. Kiểm lâm địa bàn và cán bộ địa chính, lâm nghiệp xã đã tích cực tham mưu cho Chủ tịch UBND các xã triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác QLBVR, PCCCR theo quy chế phối hợp đã ký kết.

Các xã đã thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình an ninh rừng, đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, khu vực có nguy cơ xảy ra khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng. Sẵn sàng huy động lực lượng hỗ trợ trong đấu tranh chống các hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép và PCCCR.

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Đại biểu đại diện chính quyền địa phương phát biểu tại hội nghị

Hàng năm UBND các xã đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật BVR, PTR & PCCCR trên phạm vi quản lý nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Kết quả năm 2023, 4 xã đã tổ chức tuyên truyền công tác QLBVR, PCCCR được trên 40 cuộc, với hơn 2.500 người tham gia; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh được trên 300 lần; tổ chức mít tinh tuyên truyền trong các trường học cho đối tượng là đoàn viên, thanh thiếu niên và học sinh 3 xã giáp ranh Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Quân được 2 cuộc với 147 lượt người tham gia.

Các xã kiện toàn lại ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp xã. Phối hợp tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, PCCCR đối với khu vực giáp ranh, các khu vực trọng điểm về khai thác, phá rừng, xâm lấn rừng trái pháp luật và khu vực có nguy cơ cháy cao.

Phối hợp trong công tác đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Kiểm lâm địa bàn các xã, trạm bảo vệ rừng và thành viên ban chỉ đạo xã, thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin về địa điểm xảy ra vi phạm, đối tượng vi phạm, tình hình, kết quả ngăn chặn, xử lý vi phạm về bảo vệ rừng, PCCCR.

Năm 2023, tình hình an ninh rừng trên địa bàn khu vực giáp danh tương đối ổn định, tuy nhiên trong nội vùng địa bàn 4 xã giáp ranh vẫn còn xảy ra 5 vụ vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp phải xử lý hành chính.

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quỳ Châu (Nghệ An) Nguyễn Tất Hà phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, khẳng định hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai thực hiện công tác QLBVR, PCCCR giữa 4 xã và những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời thống nhất giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tiếp theo nhằm thực hiện tốt quy chế phối hợp, bảo vệ, giữ vững an ninh rừng khu vực giáp ranh.

Giữ vững an ninh rừng vùng giáp ranh giữa hai 2 huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Quỳ Châu (Nghệ An)

Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân Chung Văn Chí phát biểu tại hội nghị.

Thời gian tới, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Quy chế phối hợp số 01/QCPH-UBND ngày 10/11/2022; thường xuyên quán triệt sâu sắc nhiệm vụ trong công tác phối hợp đến các ngành, thực hiện tốt công tác QLBVR & PCCCR.

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã trong công tác QLBVR. Tăng cường chỉ đạo các chủ rừng, các thôn ở khu vục giáp ranh thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm tra nắm bắt thông tin để báo cáo xử lý kịp thời. Tập trung thực hiện tốt công tác PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng đến chính quyền địa phương, chủ rừng để các đơn vị chủ động trong công tác phòng ngừa.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các xã tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp; thường xuyên quan tâm việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật QLBVR, PTR & PCCCR đến từng cộng đồng dân cư; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để bảo vệ rừng. Hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép, xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

Tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng để nắm bắt thông tin những khu vực rừng trọng điểm phá rừng, khai thác, lấn chiếm rừng để kịp thời phát hiện thông tin cho nhau; xây dựng kế hoạch, phương án truy quét, xử lý không để phát sinh thành tụ điểm, điểm nóng gây bức xúc trong dư luận. Làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về lĩnh vực Lâm nghiệp đến cộng đồng dân cư; hướng dẫn Nhân dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống, hạn chế việc vào rừng khai thác lâm sản trái phép.

Chủ động trao đổi thông tin đa chiều bằng điện thoại, văn bản hoặc trao đổi trực tiếp giữa kiểm lâm địa bàn, cán bộ bảo vệ rừng chuyên trách, giữa lãnh đạo 4 xã về tình hình an ninh rừng khu vực giáp ranh và trên địa bàn được giao quản lý. Duy trì và thực hiện tốt chế độ giao ban, sơ kết hằng năm; đồng thời đề nghị cấp trên kịp thời khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện quy chế phối hợp.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]