(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thường Xuân bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trong điều kiện hết sức khó khăn. Song, được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ban, ngành và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, đến nay Thường Xuân đã đạt được những kết quả bước đầu. Chương trình đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện phát triển.

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường Xuân

Huyện Thường Xuân bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trong điều kiện hết sức khó khăn. Song, được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ban, ngành và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, đến nay Thường Xuân đã đạt được những kết quả bước đầu. Chương trình đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện phát triển.

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường XuânTuyến đường từ xã Vạn Xuân đi xã Xuân Lẹ đang được đầu tư xây dựng.

Vạn Xuân là một trong những xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 65%. Do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên tính đến cuối năm 2022 xã còn 199 hộ nghèo, chiếm 15,74%; hộ cận nghèo 582 hộ, chiếm 46,04%. Để đạt mục tiêu giảm nghèo đề ra trong năm 2023 và giai đoạn 2021-2025, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá. Trong lĩnh vực kinh tế, xã tập trung phát triển, mở rộng diện tích trồng cây cát sâm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng nguyên liệu cát sâm trọng điểm của huyện. Tăng diện tích trồng cây quế, tiến tới để quế trở thành cây đặc trưng của vùng Trịnh Vạn và của huyện Thường Xuân. Đồng thời tích tụ, tập trung sản xuất nông - lâm nghiệp quy mô lớn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao vào trồng rừng gỗ lớn và trồng keo cấy ghép mô. Phát triển sản xuất sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao là mật ong Xuân Liên và hiện đang hoàn thiện hồ sơ về sản phẩm măng khô.

Trong chương trình XDNTM, công tác giảm nghèo, xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, cơ sở hạ tầng văn hóa, xã đã huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Đó là phát huy nguồn lực của Nhà nước kết hợp với các nguồn lực trong Nhân dân; thực hiện phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thúc đẩy ý chí, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm. Sử dụng các nguồn hỗ trợ sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia hiệu quả. Thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho bà con.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, xã tập trung triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án được hỗ trợ. Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân Vi Mạnh Hùng cho biết: Năm 2022 từ nguồn vốn phân bổ 44.944 triệu đồng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xã thực hiện nâng cấp tuyến đường từ Vạn Xuân đi xã Xuân Chinh. Năm 2023, xã tiếp tục được phân bổ nguồn vốn 54.450 triệu đồng làm đường giao thông từ xã Vạn Xuân đi trung tâm xã Xuân Lẹ. Tuyến đường này đã giải ngân được 14.637 triệu đồng và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, xã có 64 hộ được hưởng lợi. Do đa phần các hộ điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, nên xã phát động phong trào chung tay góp sức hỗ trợ ngày công và gạch để sớm hoàn thiện nhà ở. Ông Lang Văn Luân, một trong những hộ được hỗ trợ 40 triệu đồng xây nhà, chia sẻ: “Được sống trong ngôi nhà mới kiên cố, gia đình tôi không còn lo sợ thiên tai. Cảm ơn các cấp, ngành, tổ chức xã hội và mọi người đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ, giúp chúng tôi có thêm động lực, cố gắng lao động sản xuất, tìm thêm việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước, trong giai đoạn 2021-2025 Thường Xuân có 1 xã thuộc khu vực III, 3 xã thuộc khu vực II và 12 xã thuộc khu vực 1 (có 15 thôn đặc biệt khó khăn). Thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2021 đến tháng 6/2023, huyện đã triển khai thực hiện 7 dự án, 11 tiểu dự án với nhiều nội dung, thành phần khác nhau. Riêng dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ 174.556 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 106.530 triệu đồng; vốn sự nghiệp 68.026 triệu đồng), huyện đã thực hiện 8 công trình, trong đó có 4 công trình chuyển tiếp năm 2022 sang và 4 công trình khởi công mới (đã giải ngân 20.151 triệu đồng), nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông. Từ nguồn vốn sự nghiệp 68.026 triệu đồng, đã hỗ trợ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất một số trường, lớp học; đường giao thông nông thôn và triển khai thực hiện một số tiểu dự án khác theo đề án huyện thoát nghèo.

Thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, từ nguồn vốn được phân bổ trong năm 2023, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tổ chức rà soát, lọc trùng các bước quy trình theo hướng dẫn. Theo đó, số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở trong năm là 513 hộ, với tổng kinh phí là 16.880 triệu đồng. Trong đó, số hộ nghèo được hỗ trợ là 315 hộ, hộ cận nghèo là 198 hộ. Kết hợp với các dự án khác đã và đang được triển khai thực hiện như dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin...; một số chính sách giảm nghèo khác về tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ học sinh, sinh viên... đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân Cầm Bá Đứng cho biết: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã hướng đến những người yếu thế trong xã hội; tăng cường phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội và tăng sự thụ hưởng trực tiếp cho người dân.

Trên cơ sở kết quả đầu tư của những giai đoạn trước, cùng với sự đầu tư thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế- xã hội tiếp tục có sự phát triển, quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường, đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo; kết cấu hạ tầng được hoàn thiện đồng bộ; giáo dục, y tế có bước chuyển biến tiến bộ; bản sắc văn hóa của người dân được bảo tồn, gắn với phát triển du lịch; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tăng cường, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong đồng bào được nâng lên; hệ thống chính trị luôn được kiện toàn, củng cố, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị; an ninh - trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Các chương trình, dự án được triển khai thực hiện, cùng với việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện miền xuôi với các huyện miền núi và hỗ trợ, đỡ đầu các xã đặc biệt khó khăn của các sở, ngành... chính là đòn bẩy tạo động lực để huyện Thường Xuân phấn đấu đến năm 2025 không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn và thoát khỏi huyện nghèo, đặc biệt khó khăn.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]