(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm (Bá Thước). Không chỉ đơn thuần dệt nên những mảnh vải đẹp, trang phục truyền thống sử dụng trong cuộc sống và sinh hoạt, mà việc gìn giữ, phát triển nghề dệt thổ cẩm còn góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của người Thái. Thời gian qua, chính quyền và người dân xã Lũng Niêm đã có nhiều nỗ lực phát triển nghề dệt, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Thoát nghèo từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Những năm qua nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm (Bá Thước). Không chỉ đơn thuần dệt nên những mảnh vải đẹp, trang phục truyền thống sử dụng trong cuộc sống và sinh hoạt, mà việc gìn giữ, phát triển nghề dệt thổ cẩm còn góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của người Thái. Thời gian qua, chính quyền và người dân xã Lũng Niêm đã có nhiều nỗ lực phát triển nghề dệt, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Thoát nghèo từ nghề dệt thổ cẩm truyền thốngBà Lò Thị Dân, thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm (Bá Thước) bên khung dệt thổ cẩm.

Sinh ra và lớn lên ở thôn Lặn Ngoài, tình yêu thổ cẩm đã ngấm vào tâm hồn bà Lò Thị Dân (66 tuổi) từ khi còn nhỏ. Bà cho biết: “Tôi biết dệt thổ cẩm khi 13 tuổi. Lúc đó, mẹ tôi luôn căn dặn đã là con gái Thái phải biết dệt thổ cẩm đẹp và may những bộ váy, áo cho chồng con và phải có của hồi môn trước lúc về nhà chồng. Nghĩ thế, tôi cứ mải miết trên khung cửi và tìm tòi những nét hoa văn mới thể hiện sự duyên dáng, khéo léo của người con gái Thái. Càng đam mê với nghề dệt bao nhiêu, tôi lại càng trăn trở suy nghĩ tìm cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên đất Lặn Ngoài bấy nhiêu”.

Sau 42 năm miệt mài dệt thổ cẩm, bà Dân đã truyền nghề dệt thổ cẩm cho hàng trăm phụ nữ trong vùng. Mỗi ngày bà dệt được 2 cái khăn, bán với giá 300.000 đồng/cái, trừ chi phí tiền công bà thu về 100.000 đồng/cái; đối với sản phẩm có nhiều hoa văn, họa tiết khó và dài thì bà bán được khoảng 500.000 đồng/cái, trừ chi phí thu về 200.000 đồng/cái.

Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Hà Văn Tung cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài từ thế kỷ XVIII với 2 dòng họ Hà và họ Lò dệt. Thôn Lặn Ngoài có vị trí trung tâm, nằm giữa 2 điểm du lịch của Pù Luông là khu vực các bản Đôn, Hiêu, Son, Bá, Mười. Những năm qua, các bản này đã trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút rất nhiều khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Khách du lịch đến với thôn Lặn Ngoài thường để tìm hiểu, trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của bà con dân tộc Thái. Việc khôi phục và giữ được nghề dệt thổ cẩm không chỉ làm sống lại một nghề thủ công đã bị mai một, mà còn giúp phụ nữ Thái có việc làm, tăng thêm thu nhập. Hiện nay, làng nghề có 94 hộ, với 215 chị em tham gia dệt thổ cẩm. Sản phẩm chính làm ra là vải dệt thổ cẩm và các sản phẩm từ vải thổ cẩm như khăn, mũ, quần áo, cạp váy, gối, túi, khăn trải bàn, đệm ghế... với giá bán bình quân dao động từ 50 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/sản phẩm; thu nhập bình quân của một lao động trong thôn đạt 52 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập từ hoạt động làm nghề dệt thổ cẩm là 43 triệu đồng/người/năm. Các sản phẩm được tiêu thụ tại địa phương như bán tại chợ Phố Đoàn, khu du lịch Pù Luông và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng mua hàng. Ngoài ra, sản phẩm truyền thống của làng nghề cũng đã vươn ra các điểm bán hàng, chợ phiên tại các xã, huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Thôn Lặn Ngoài đã được công nhận làng nghề truyền thống theo Quyết định số 5261/QĐ-UBND, ngày 21-12-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Bài và ảnh: Tiến Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]