(Baothanhhoa.vn) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII tới, HĐND tỉnh sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Nội dung này vừa được thống nhất tại phiên họp lần thứ 23 Thường trực HĐND tỉnh. Dịp này HĐND cấp huyện cũng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do HĐND huyện bầu.

Soi sửa trước kỳ “sát hạch”

Theo chương trình Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII tới, HĐND tỉnh sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Nội dung này vừa được thống nhất tại phiên họp lần thứ 23 Thường trực HĐND tỉnh. Dịp này HĐND cấp huyện cũng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do HĐND huyện bầu.

Soi sửa trước kỳ “sát hạch”Ảnh minh họa.

Theo quy định tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, các chức danh sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm ở cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban của HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Trên bình diện cả nước và từng địa phương, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội và HĐND bầu được xem là động lực cho ý thức cống hiến; dịp để các cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm tự soi, tự sửa, với mục tiêu cao nhất là tốt hơn cho cán bộ, cho ngành, lĩnh vực mà cán bộ đó đang phụ trách.

Mức độ tín nhiệm thể hiện trên lá phiếu là do mỗi ĐBQH hay đại biểu HĐND quyết định, nhưng rõ ràng đây không chỉ là ý chí của riêng cá nhân họ. Hơn thế, là thước đo mức độ tín nhiệm từ Nhân dân. Người nhận được nhiều phiếu tín nhiệm cao phải xem đây là sự ghi nhận của Nhân dân, để càng phải nỗ lực hơn, xứng đáng với niềm tin. Còn những cá nhân phải nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp rõ ràng phải nhìn nhận lại bản thân mình xem nguyên do từ đâu để sửa sai, nghiêm túc cải cách bản thân, đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành...

Sau khi Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn mới đây, trên mạng xã hội có một số cá nhân đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét miễn nhiệm những cá nhân có số phiếu tín nhiệm cao không quá bán hoặc có nhiều phiếu tín nhiệm thấp. Dù sự đòi hỏi này là quá mức so với kết quả lấy phiếu tín nhiệm, tuy nhiên đây cũng là một phản ứng dễ hiểu, phản ánh chân thực trạng thái cảm xúc xã hội với mong muốn tối cao là có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Theo quy định tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội: Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; những ai có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa rồi cũng như những phản ứng sau đó từ dư luận xã hội chính là tấm gương phản chiếu, để những chức danh trong diện phải lấy phiếu tín nhiệm sắp tới nhìn nhận lại xem mình đã hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa, còn vấn đề gì nữa không, để khắc phục nhanh, với hy vọng nhận được sự tín nhiệm tốt tại lần “sát hạch” tới, không bị dư luận lên tiếng.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]