(Baothanhhoa.vn) - Trong những ngày tết cổ truyền, với người Việt Nam, bữa cơm chiều 30 tết hay còn gọi là bữa cơm tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Vì vậy gác lại những lo toan, vất vả bộn bề của cuộc sống hàng ngày, mọi người đều cố gắng nhanh chóng thu xếp công việc để trở về bên gia đình, bên người thân để cùng ăn bữa cơm tất niên sum vầy.

Ấm áp bữa cơm tất niên chiều 30 tết

Trong những ngày tết cổ truyền, với người Việt Nam, bữa cơm chiều 30 tết hay còn gọi là bữa cơm tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Vì vậy gác lại những lo toan, vất vả bộn bề của cuộc sống hàng ngày, mọi người đều cố gắng nhanh chóng thu xếp công việc để trở về bên gia đình, bên người thân để cùng ăn bữa cơm tất niên sum vầy.

Ấm áp bữa cơm tất niên chiều 30 tết

Cả gia đình quây quần bên nhau trong không khí ấm áp của những ngày đầu năm mới.

12 năm qua, gia đình chị Lê Thị Mai đang sinh sống tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đều thu xếp công việc về quê chồng ở xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa) để ăn bữa tất niên cũng như tận hưởng không khí đón tết tại quê nhà. Cũng giống như nhiều gia đình khác, cùng với việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, ngày 30 tết, gia đình chồng chị Mai tất bật chuẩn bị cho mâm cơm tất niên chiều 30 tết.

Để có được mâm cơm tươm tất, từ tối hôm trước, chị Mai đã ngâm gạo nếp và đỗ xanh để đồ xôi. Sáng hôm sau chị cùng mẹ chồng đi chợ chọn mua những thứ ngon nhất về làm cơm cúng tổ tiên. Mọi người trong gia đình chị không ai bảo ai, mỗi người đều chủ động làm công việc khác nhau. Trẻ thì nhặt rau, gọt su hào, cà rốt, cắt tỉa thành hình những bông hoa nhỏ xinh, người lớn thì trang trí nhà cửa, nấu thức ăn với đầy đủ các món ăn phong phú, mang hương vị ngày tết như: bánh chưng, nem rán, canh măng, xôi, gà, giò...

Vừa bày trí mâm cơm ngon, đẹp mắt để cúng tổ tiên, chị Mai chia sẻ: “Mâm cơm chiều 30 tết của gia đình bao giờ cũng được chuẩn bị chu đáo với những món ăn truyền thống theo những phong tục, nghi lễ cổ truyền của dân tộc. Cũng giống như nhiều gia đình Việt khác, bữa cơm tất niên rất có ý nghĩa đối với gia đình tôi. Bởi bữa cơm không chỉ để tỏ lòng thành kính với gia tiên mà còn là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình”.

Gia đình chị Mai cũng như nhiều gia đình khác trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam tươi đẹp vẫn đang nối tiếp để gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là bữa cơm chiều 30 tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà ai nấy đều trân trọng thành kính. Đây được coi là nghi thức tiễn biệt năm cũ, chào đón năm mới. Trong không khí ấm áp của mùa xuân, khói hương thơm nghi ngút, bên mâm cơm cúng tổ tiên, các gia đình đều thành kính thắp hương trước bàn thờ gia tiên, báo cáo với ông bà, tổ tiên những việc đã làm tốt trong năm hay những việc còn dang dở và bày tỏ niềm hi vọng về một năm mới thuận lợi, bình an với nhiều thắng lợi mới.

Trong bữa cơm, mọi người cùng trò chuyện rôm rả với nhau, dường như những khó khăn vất vả trong năm qua chợt tan biến, ở đó người ta tìm thấy sự ấm áp, mọi người đều động viên, khích lệ nhau trước những thành công hay chia sẻ những khó khăn, tìm thấy sự an yên bên những người thân.

Có thể thấy, ngày nay cuộc sống bận rộn dù có làm phai nhạt nhiều giá trị xưa nhưng trong tâm thức của mỗi người bữa cơm chiều 30 tết vẫn mang lại cảm xúc vô cùng thiêng liêng, dù đi đâu xa, người Việt vẫn thường nhớ đến bữa cơm đặc biệt này. Đây có lẽ cũng là khoảng thời gian ấm áp nhất, mọi thành viên trong gia đình đều ngập tràn trong cảm xúc yêu thương, từ đó dù có đi đâu cũng mong trở lại ngôi nhà yêu thương để tận hưởng trọn vẹn hương vị tình thân bữa cơm tất niên chiều 30 tết.

Bài và ảnh: Trung Hiếu


Bài và ảnh: Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]