(Baothanhhoa.vn) - Dù mang lại hiệu quả rõ nét, nhưng phía sau câu chuyện xuất khẩu lao động ở một số địa phương đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để lao động xuất khẩu tự tin trở về

Dù mang lại hiệu quả rõ nét, nhưng phía sau câu chuyện xuất khẩu lao động ở một số địa phương đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.

Để lao động xuất khẩu tự tin trở về

Ảnh minh họa.

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Đình Tùng mới đây cho biết, Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lao động xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng lao động là công dân Thanh Hóa làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn còn nhiều, đến ngày 30-6-2022 là 890 người. Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn 2 huyện bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc do có nhiều lao động cư trú, làm việc bất hợp pháp.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc mới đây cho biết, 2 tháng vừa qua cơ quan chức năng nước này đã bắt giữ 642 người nước ngoài làm việc trái phép, trong đó có 49 người Việt Nam. Đây là con số đem đến sự cảnh tỉnh cho lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam nói riêng.

Có một thực tế là phần lớn người tham gia xuất khẩu lao động đều có suy nghĩ đi để kiếm tiền mà không có kế hoạch, sự chủ động tiếp thu kiến thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp sau khi về nước. Nhiều người cố bám lại thị trường lao động sau khi hết hạn hoặc chủ động phá hợp đồng, ra ngoài tìm việc có thu nhập cao với suy nghĩ làm việc một năm ở nước ngoài bằng nhiều năm “cày cuốc” ở nhà. Họ tìm đủ cách để lẩn trốn, gây khó khăn cho công tác quản lý của nước sở tại cũng như ảnh hưởng đến những lao động khác ở quê nhà có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động.

Thay cho việc gia tăng và kéo dài tình trạng lao động không về nước đúng hạn, cơ quan quản lý lao động và doanh nghiệp tổ chức cho lao động đi xuất khẩu cần có giải pháp hướng tới “mục tiêu kép”. Đó là vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người lao động xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, cần phải thay đổi cách thức, đối tượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ví dụ như nên ưu tiên cho sinh viên, học viên trường nghề đi xuất khẩu lao động, vì đây là nhóm có khả năng học tập, tiếp nhận tay nghề, công nghệ và kinh nghiệm, tư duy quản lý của nước ngoài. Không nên đưa nhiều lao động không có tay nghề, không có kỹ năng, thiên hướng tiếp thu tay nghề đi xuất khẩu lao động. Xác lập tư tưởng tham gia xuất khẩu lao động là một hành trình khứ - hồi chất lượng cao, vừa có thu nhập tốt ở nước ngoài nhưng cũng đảm bảo có được chiếc “cần câu” khi về nước, để từ đó lao động có cách ứng xử đúng mức, tránh vi phạm pháp luật.

Cùng với triển khai tích cực các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã về nước, cơ quan chức năng phải khơi dậy khát vọng tiếp thu tay nghề, phương pháp làm việc tiên tiến ở nước ngoài cho người tham gia xuất khẩu lao động ngay từ khâu tuyển chọn, huấn luyện ban đầu.

Sau nhiều biện pháp tuyên truyền, tổ chức cho người thân của lao động bất hợp pháp ở nước ngoài ký cam kết vận động người thân về nước nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ nét, đã đến lúc cần cách làm mới, trong đó có việc quan tâm đến chất lượng, ý thức của người xuất khẩu lao động ngay từ khâu ban đầu. Làm tốt việc này sẽ góp phần giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương và cơ quan quản lý lao động.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]