(Baothanhhoa.vn) - Hơn 1 năm trước, tình hình dịch COVID–19 trong nước, trong tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội. Đa phần các hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ, đẩy người lao động đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Thế nhưng, những chính sách, cơ chế hỗ trợ từ Trung ương, cũng như của tỉnh đã nhanh chóng đi vào thực tiễn để giúp nền kinh tế phục hồi, hoạt động sản xuất trở lại "đường ray" phát triển. Đó cũng chính là “trợ lực” giúp hồi phục sản xuất, để 6 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt xa kỳ vọng và mức thu ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước đến nay.

Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 2): “Trợ lực” để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh

Hơn 1 năm trước, tình hình dịch COVID–19 trong nước, trong tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội. Đa phần các hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ, đẩy người lao động đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Thế nhưng, những chính sách, cơ chế hỗ trợ từ Trung ương, cũng như của tỉnh đã nhanh chóng đi vào thực tiễn để giúp nền kinh tế phục hồi, hoạt động sản xuất trở lại “đường ray” phát triển. Đó cũng chính là “trợ lực” giúp hồi phục sản xuất, để 6 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt xa kỳ vọng và mức thu ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước đến nay.

Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 2): “Trợ lực” để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanhMột góc Khu Kinh tế Nghi Sơn. Ảnh: Lê Đồng

Tin liên quan:
  • Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 2): “Trợ lực” để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
    Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 1): Phát triển kinh tế - ...

    Những tháng đầu năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả đáng tích cực trên các lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát; kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước.

Sau gần 10 năm bôn ba xứ người làm thợ xây dựng, vào tháng 8–2021, tình hình dịch COVID-19 phức tạp đã khiến anh Nguyễn Đình Đôn, ở thôn Diễn Ngoại, xã Hợp Thành (Triệu Sơn) phải hồi hương. Những tưởng sau ngày trở về, chàng thanh niên chuẩn bị bước sang tuổi 30 phải chịu tình trạng thất nghiệp lâu dài. Thế nhưng, lúc khó khăn nhất, anh lại có được “phao cứu sinh” từ một cơ chế hỗ trợ. Ngày 2-9-2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Phương án số 198/PA-UBND để hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ các vùng dịch. Nhờ đó, anh Đôn được tạo điều kiện vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển chăn nuôi qua kênh ủy thác của Hội LHPN xã Hợp Thành. Đến nay, hoạt động chăn nuôi của anh và gia đình đang phát triển tốt, tạo việc làm và thu nhập ổn định. Theo chia sẻ của anh Đôn, sau khi tốt nghiệp THPT vào năm 2011, anh đi Hà Nội làm nghề xây dựng đến nay, thu nhập không cao nhưng ổn định, đủ sinh hoạt và có tích lũy chút ít để gửi về gia đình. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 hơn 1 năm trước với những đợt giãn cách khiến nhiều người như anh thất nghiệp phải về quê. May mắn có được nguồn hỗ trợ cho vay, anh quyết định khởi nghiệp tại quê nhà, hiện không phải bôn ba xa quê mà thu nhập cao và ổn định hơn.

Cùng thời điểm, cũng tại thôn Diễn Ngoại, anh Lê Đình Tú – một lao động tự do sau khi thất nghiệp trở về từ TP Vũng Tàu, cũng được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Triệu Sơn cho vay 85 triệu đồng theo Phương án số 198/PA-UBND. Với nguồn vốn này, anh Tú đã mua thiết bị máy móc và mở xưởng cơ khí, phát triển sản xuất ngày càng hiệu quả trên mảnh đất cha ông. Đến nay, toàn xã Hợp Thành đã có 265 người được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo các chương trình hỗ trợ sản xuất. Theo bà Lê Thị Lê, Chủ tịch Hội LHPN xã Hợp Thành, đến thời điểm cuối tháng 6-2022, qua kênh ủy thác của hội LHPN xã, các lao động trong xã đang được vay 9,1 tỷ đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Triệu Sơn từ các chương trình hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ các vùng dịch. Đến nay, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, không có nợ đọng, nợ quá hạn.

Trở lại thời điểm gần 1 năm trước, khi tình hình dịch COVID-19 trên cả nước còn diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, nhất là phát triển kinh tế. Trên cơ sở chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Công văn số 1047-CV/VPTU ngày 5-8-2021 và ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 1104-CV/VPTU ngày 19-8-2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Phương án số 198/PA-UBND về đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly và phương án đã sớm đi vào thực tiễn. Quá trình thực hiện, cơ chế hỗ trợ này còn thực hiện các giải pháp đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ người lao động trở về vùng dịch vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống đóng góp vào sự phát triển của địa phương, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch bị mất việc làm có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm được ưu tiên vay vốn giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, với lãi suất cho vay chỉ bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo (0,66%/tháng), mức vay tối đa 100 triệu đồng/1 lao động, thời hạn cho vay có thể kéo dài 10 năm. Đến nay, khi từng người lao động được tạo điều kiện khởi nghiệp và tái khởi nghiệp, đã góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất, kinh doanh ở khắp các vùng quê trong tỉnh cùng phát triển.

Không chỉ người lao động hay hộ kinh doanh cá thể mà rất nhiều doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng sau thời gian dịch bệnh kéo dài. Đi vào hoạt động từ năm 2012, Công ty TNHH 888 đóng ở thôn Hợp Hương, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) liên tục mở rộng, đến thời điểm chưa có dịch COVID-19 đã tạo việc làm cho 1.100 lao động. 90% sản phẩm may mặc của công ty đều được xuất khẩu đi Hoa Kỳ, châu Âu nên hơn 2 năm qua bị ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh, không những đơn hàng giảm đi 30 – 40% mà chi phí các khâu vận chuyển nguyên liệu đầu vào, xuất khẩu bằng đường biển qua các cảng đều tăng khiến công ty gặp khó khăn về tài chính. Trong bối cảnh khó khăn đó, những tháng gần đây, doanh nghiệp này được giảm lãi suất các khoản vay ngân hàng xuống còn 2% theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ nên vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tính từ tháng 1 đến ngày 10-6-2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân đạt 125 tỷ đồng. Chương trình cho vay hộ nghèo đạt doanh số 546 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.270 tỷ đồng, với 23.700 hộ nghèo được vay vốn; chương trình cho vay hộ cận nghèo doanh số cho vay đạt 804 tỷ đồng, dư nợ đạt 3.198 tỷ đồng, với 56.000 hộ cận nghèo vay vốn; chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, doanh số cho vay đạt 364 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.281 tỷ đồng, với 39.700 hộ mới thoát nghèo đang vay vốn. Chính Nghị quyết 11/NQ-CP đã phủ chính sách hỗ trợ sâu rộng đến đa phần các chủ thể sản xuất, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Theo đó, thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Nhà nước đã và đang tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023, với tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng. Cùng với đó, Nhà nước cũng hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong nhiều ngành, lĩnh vực.

Những lúc khó khăn nhất, các nguồn vốn vay từ phía ngân hàng theo các gói hỗ trợ đã trở thành “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, tính đến 30–6-2022, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (không bao gồm Ngân hàng Phát triển) đạt 138.200 tỷ đồng, tăng 9,5% so với thời điểm 31-12-2021, tổng dư nợ (không bao gồm Ngân hàng Phát triển) đạt 164.200 tỷ đồng, tăng 8,15% so với thời điểm 31-12-2021, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 51% tổng dư nợ.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tỉnh đã bật dậy ngay sau thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mà ở đó, dấu ấn các chính sách, cơ chế hỗ trợ và sự điều hành của lãnh đạo tỉnh cùng các cấp chính quyền thể hiện rất rõ. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm 2022, các sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh vẫn duy trì đà phát triển ổn định. Trên địa bàn tỉnh có thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới đi vào hoạt động, như Tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2; Nhà máy Sản xuất gia công giày dép xuất khẩu Adiana Thọ Dân và Nhà máy May xuất khẩu S&D Thanh Hóa tại xã Dân Lực (Triệu Sơn)... Sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm tăng 18,07% so với cùng kỳ; 23/26 sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều tăng so với cùng kỳ, một số sản phẩm tăng mạnh như: điện sản xuất tăng 36,2%, quần áo may sẵn tăng 38,3%, giày thể thao 31,8%, tinh bột sắn tăng 44,2%, xi măng tăng 13,9%, sắt thép các loại 12,3%, dầu ăn tăng 17%... Các tháng đầu năm, nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn cũng được khởi công, như: Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn 2, Nhà máy Sản xuất vải Billion Union Việt Nam, Nhà máy Loopx COFO Việt Nam, cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng của Tập đoàn Đầu tư tài chính TF GROUP...

Cùng với đó, hoạt động tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng có bước phát triển ổn định trong những tháng gần đây. Một chỉ tiêu nói lên mức độ phát triển sản xuất và phục hồi kinh tế - xã hội là lượng điện năng thương phẩm tiêu thụ trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 5,6% cùng kỳ, tương đương lượng điện tiêu thụ 3.554 triệu KWh. Sự phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm vẫn duy trì ở mức cao, đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước sau các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Khi “sức khỏe” và tiềm lực của nền kinh tế đã có nền tảng vững chắc, tỉnh càng có nhiều điều kiện tái đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Tổng hợp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của Thanh Hóa là hơn 10.630 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 3.522 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương cân đối hơn 7.108 tỷ đồng. Tổng số các dự án có vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh là 178 dự án; trong đó, 85 dự án đã hoàn thành, có hoặc chưa có quyết toán; 60 dự án chuyển tiếp và 33 dự án khởi công mới hoặc chuẩn bị đầu tư. Từ đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao kế hoạch vốn và tiến độ chi tiết cho các chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư giải ngân và các nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh thực hiện dự án. 6 tháng đầu năm 2022, các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, công trình chuyển tiếp, tổng vốn đầu tư đã thực hiện trên địa bàn đạt 69.056 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Hiện tỉnh đang tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022-2025; đồng thời, ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.

Nhóm PV Kinh tế

Bài 3: Hiệu quả phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]