(Baothanhhoa.vn) - Những tháng đầu năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả đáng tích cực trên các lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát; kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước.

Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 1): Phát triển kinh tế - nhiều tín hiệu tích cực

Những tháng đầu năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả đáng tích cực trên các lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát; kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước.

Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 1): Phát triển kinh tế - nhiều tín hiệu tích cựcCông nhân kỹ thuật Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong ca sản xuất. Ảnh: P.V

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhất là sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trọng tâm là thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mùa xuân năm 2022. Đồng thời, triển khai điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch... Khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, tỉnh đã linh hoạt điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chủ động mở cửa hoạt động du lịch; ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong tình hình mới. Hiện dịch cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ số ca mắc COVID-19 và tử vong do COVID-19 thuộc nhóm thấp nhất cả nước; qua đó, đã củng cố niềm tin, sự an toàn của người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) duy trì ở mức cao, ước đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,93%, công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 7,8%, thuế sản phẩm tăng 36,06%.

Mặc dù bị tác động của dịch COVID-19 và giá xăng dầu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhưng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn có bước phát triển khá. Các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo thực hiện chuyển đổi 1.196 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn. Các nhà máy đã thu mua và chế biến gần 651 nghìn tấn mía nguyên liệu và 198,6 nghìn tấn sắn nguyên liệu và sản lượng tương đương với cùng kỳ, song giá tăng đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Chăn nuôi phát triển ổn định; công tác phòng, chống dịch bệnh được tỉnh, các địa phương chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn kịp thời, kiểm soát tốt, nên không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 128,2 nghìn tấn, bằng 45,8% kế hoạch (KH), tăng 6,9% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm đạt 115,5 triệu quả, bằng 38,5%, tăng 28,4%; sản lượng sữa tươi đạt 24,6 nghìn tấn, bằng 35,2%, tăng 9,6%. Đi đôi với đó, toàn tỉnh đã trồng mới 5.820 ha rừng tập trung, đạt 58,2% KH, tăng 13,2% so với cùng kỳ; mối liên kết giữa người trồng rừng gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC được mở rộng, với khoảng 21.888 ha tại 6 huyện, với 4.279 hộ tham gia. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 100,7 nghìn tấn, bằng 48,9% KH, tăng 1,1%. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tiếp tục được tỉnh, các địa phương quan tâm thực hiện, trong 6 tháng đầu năm có thêm 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ XDNTM (TP Sầm Sơn); 5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã, tăng 0,1 tiêu chí so với cùng kỳ. Có thêm 38 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, nâng tổng số sản phẩm OCOP hiện có trên địa bàn tỉnh lên 196 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Đi đôi với đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển và các sản phẩm công nghiệp truyền thống vẫn duy trì đà phát triển ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm tăng 18,07% so với cùng kỳ; có 23/26 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm các làng nghề truyền thống phát triển ổn định, mẫu mã hàng hóa ngày càng được nâng lên. Cung cấp điện trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân; sản lượng điện thương phẩm đạt 3.554 triệu KWh, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Lĩnh vực xây dựng có bước phát triển mạnh, tăng 14,79% so với cùng kỳ và cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản tiếp tục được tăng cường, từng bước đưa thị trường bất động sản hoạt động ổn định, lành mạnh.

Hoạt động thương mại nội địa tăng trưởng mạnh, nguồn cung hàng hóa dồi dào; giá các hàng hóa trên địa bàn tỉnh ổn định, không có hiện tượng găm hàng, sốt giá do giá xăng dầu và một số nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 84.315 tỷ đồng, bằng 58,1% KH, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Xuất, nhập khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, giá trị xuất khẩu đạt 2.664 triệu USD, bằng 46,7% KH, tăng 11,5% so với cùng kỳ; tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa 4.187 triệu USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch cơ bản được phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại; đã tổ chức thành công “Lễ công bố biểu trưng du lịch Thanh Hóa, phát động chương trình kích cầu du lịch năm 2022 và đón khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa”; khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Nghi Sơn và nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch..., góp phần thu hút du khách đến với tỉnh. Ước tính tổng lượng khách du lịch đạt 6.820 nghìn lượt, bằng 68,2% KH, gấp 2,31 lần so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, huy động vốn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng phát triển) đạt 138,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với đầu năm; tổng dư nợ 164,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2%. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5.690 lượt doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, dư nợ 50.215 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước đạt cao so với dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ; công tác triển khai hóa đơn điện tử được thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả, tạo sự công khai, minh bạch trong việc thu, nộp thuế; số doanh nghiệp. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 26.334 tỷ đồng, bằng 93,6% dự toán, tăng 63% so với cùng kỳ và đạt cao nhất từ trước đến nay. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư được triển khai tích cực; các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với nhiều tổ chức quốc tế, các tập đoàn, nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm kêu gọi, giới thiệu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Đồng thời, đã ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và Công ty TNHH Giày Venus Việt Nam, ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Thanh Hóa với Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn về đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 69.056 tỷ đồng, bằng 47,6% KH, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 45 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 4 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 10.733 tỷ đồng và 41 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 5 dự án, với số vốn tăng 17,2 triệu USD. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 do tỉnh quản lý đã được giao kế hoạch chi tiết sớm ngay từ đầu năm, cùng với thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của các chương trình, dự án. Đến ngày 18-6-2022, giá trị khối lượng thực hiện các dự án đầu tư công năm 2022 đạt 3.566 tỷ đồng, bằng 32,4% KH; giải ngân đạt 4.400,3 tỷ đồng, bằng 39,9% KH và nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân nhanh nhất cả nước. Có 1.663 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 55,4% KH, tăng 42,3% so với cùng kỳ, đứng thứ 6 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ; vốn điều lệ đăng ký của các doanh nghiệp đạt 17.863 tỷ đồng, tăng 14%. Trong kỳ có 830 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, tăng 42,4%; có 146 doanh nghiệp thông báo giải thể, giảm 4,6%.

Phát huy kết quả đạt được, 6 tháng cuối năm tỉnh ta phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,75% trở lên; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4% trở lên; công nghiệp - xây dựng tăng 13,46% trở lên; dịch vụ tăng 10,99% trở lên; thuế sản phẩm duy trì như cùng kỳ. Sản lượng lương thực đạt 626 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.036 triệu USD, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 75.944 tỷ đồng; tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 2.814 ha; thêm 1 huyện, 13 xã đạt chuẩn NTM, 14 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu...; thành lập mới 1.337 doanh nghiệp.

Để đạt mục tiêu, kế hoạch, các sở, ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nhất quán, quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch COVID-19. Các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung cao nhất cho việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17-3-2022 của Chính phủ; tăng cường rà soát và có kế hoạch tiêm chủng cụ thể cho từng nhóm đối tượng để nâng cao tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng COVID-19, nhất là tiến độ tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Đồng thời, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, cơ chế, chính sách, chương trình trọng tâm, khâu đột phá để từng bước cụ thể hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025. Tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 43/2021/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022, Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12-4-2022 của Chính phủ và Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 21-3-2022 của UBND tỉnh về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. Đi đôi với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và trình duyệt các quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết trong Khu Kinh tế Nghi Sơn; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại các huyện, thị xã, thành phố; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện; kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2025 cấp tỉnh. Chủ động kiểm tra, theo dõi nắm chắc tình hình biến động về giá nguyên, nhiên vật liệu, vật tư đầu vào, tình hình tiêu thụ điện và hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, không để gián đoạn sản xuất, nhất là các doanh nghiệp chủ lực có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm. Đẩy mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ gắn với phát triển du lịch. Tập trung triển khai sản xuất vụ mùa bảo đảm trong khung thời vụ; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản, bảo đảm an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, thu hồi vốn dư tạm ứng, trọng tâm là tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Thường xuyên rà soát, đánh giá các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế; đôn đốc các khoản thu nợ từ đấu giá, đấu thầu các dự án sử dụng đất, các khoản nợ thuế kéo dài, quá hạn, bảo đảm số thu ngân sách Nhà nước năm 2022 tăng so với thực hiện năm 2021... Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín, năng lực, kinh nghiệm, các dự án có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và không chiếm dụng diện tích đất lớn. Tập trung rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; đồng thời, rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng... Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số; thực hiện đồng bộ các biện pháp duy trì các chỉ số thành phần có thứ hạng cao, nâng cao các chỉ số thành phần có thứ hạng thấp của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Nhóm PV Kinh tế

Bài 2: “Trợ lực” để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]