(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV), bên cạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư, các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, góp phần làm người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của công tác giảm nghèo, từ đó quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đẩy mạnh truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV), bên cạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư, các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, góp phần làm người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của công tác giảm nghèo, từ đó quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đẩy mạnh truyền thông góp phần giảm nghèo bền vữngSở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, cấp xã làm công tác giảm nghèo.

Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Như Xuân Lê Thị Nhi, cho biết: “Trong công tác giảm nghèo, quan trọng nhất đó là thay đổi nhận thức của người dân, để không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cách làm của địa phương là tăng cường công tác tuyên truyền, luôn gần dân để nắm bắt tâm tư, tình cảm, ghi nhận những đề xuất của người dân để hỗ trợ đúng, trúng, phù hợp. Chỉ có tạo động lực, niềm tin, hỗ trợ nhanh, kịp thời, đúng hoàn cảnh, nhu cầu thực tế mới giúp được người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, hạn chế nguy cơ tái nghèo”.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, huyện Như Xuân thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông về Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025; các chính sách hỗ trợ người dân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Đồng thời, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” hỗ trợ người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau... Tính đến tháng 11/2023, số hộ nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân giảm còn 1.661/16.705 hộ, chiếm tỷ lệ 9,94% (giảm 566 hộ, chiếm tỷ lệ 3,47%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao 0,47%; đạt 104% so với chỉ tiêu huyện giao); hộ cận nghèo là 2.677 hộ, chiếm tỷ lệ 16,03%.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022). Chương trình MTQG GNBV bao gồm 7 dự án và các tiểu dự án thành phần; trong đó có 2 tiểu dự án giảm nghèo về thông tin và truyền thông về giảm nghèo đa chiều thuộc Dự án 6 “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin”.

Nhằm cụ thể hóa các nội dung của Dự án 6, ngày 30/6/2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 06 về hướng dẫn thực hiện Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025. Theo đó, thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo đa chiều quy định tại Nghị định 07, ngày 7/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Với nội dung thực hiện bao gồm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về GNBV; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và công tác huy động nguồn lực đóng góp cho công tác GNBV; tình hình thực hiện giảm nghèo đa chiều trên các lĩnh vực; những kinh nghiệm trong sản xuất, gương điển hình về giảm nghèo; phổ biến, định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng chương trình...

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp của Chương trình MTQG GNBV nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo; Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ban, sở, ngành liên quan, các địa phương, đơn vị tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở, từ đó giúp địa phương nêu cao trách nhiệm để tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án đạt kết quả. Đồng thời, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác GNBV đến các tầng lớp Nhân dân. Đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ làm công tác thông tin cơ sở; ưu tiên công chức văn hóa - xã hội cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn; cán bộ phụ trách đài truyền thanh cấp huyện, trạm truyền thanh các xã, phường, thị trấn; cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền thuộc cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh...

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đến nay công tác truyền thông về GNBV đã đạt kết quả khả quan. Cụ thể, đối với tiểu dự án 1 về giảm nghèo, trên tổng vốn trung ương phân bổ giai đoạn 2021-2023 là 15,259 tỷ đồng (năm 2022 1,127 tỷ đồng, 2023 là 14,132 tỷ đồng (đã phân bổ 100% số vốn cho các đơn vị, địa phương). Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông triển khai lập Dự án sửa chữa nâng cấp 17 đài truyền thanh cho các xã đặc biệt khó khăn khu vực III với số tiền là 8,075 tỷ đồng bao gồm: các xã Trung Lý, Mường Lý và thị trấn Mường Lát (Mường Lát); Na Mèo, Sơn Thủy (Quan Sơn); Thành Sơn (Bá Thước); Yên Khương (Lang Chánh); Luận Khê (Thường Xuân); Thanh Sơn, Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Quân (Như Xuân); Thanh Kỳ, Xuân Thái (Như Thanh); Ngư Lộc (Hậu Lộc); Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) với mức chi 475 triệu đồng/1 đài/1 xã. Đồng thời, lập dự toán trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng đối với cụm thông tin điện tử tại Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), với nguồn kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông, biên tập và xuất bản ấn phẩm, đặt hàng sản xuất phóng sự tuyên truyền về chính sách giảm nghèo. Đến nay, các huyện đã giải ngân khoảng 40,26% kế hoạch.

Về tiểu dự án 2, “Truyền thông về giảm nghèo đa chiều”, tổng vốn được giao năm 2022-2023 là 2,537 tỷ đồng. Tổng vốn trung ương giao giai đoạn 2022-2023 phân bổ cho 11 huyện miền núi là 2.537 triệu đồng. Hiện, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình MTQG giảm nghèo; hợp đồng với cơ quan báo chí, truyền hình viết bài, phát phóng sự; tổ chức hội nghị đối thoại chính sách giảm nghèo; xây dựng pano, tờ rơi tuyên truyền. Đến nay, 11 huyện miền núi giải ngân dự án ước đạt 1,302 tỷ đồng, đạt 51,33% so với tổng số vốn Trung ương giao.

Với việc tổ chức thông tin, tuyên truyền thường xuyên, liên tục, nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm sẽ góp phần thực hiện tốt công tác GNBV, cũng như nâng cao hiệu quả công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin của tỉnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]