(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, việc đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn huyện Quảng Xương luôn được các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người LĐNT.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Quảng Xương

Trong những năm qua, việc đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn huyện Quảng Xương luôn được các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người LĐNT.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Quảng XươngMột lớp dạy nghề ở thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long.

Từ nhiều năm nay, bà Trần Thị Tâm, thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long cùng với hơn 30 lao động trong thôn tập trung tại nhà văn hóa thôn để đan lát hàng thủ công mỹ nghệ. Để có công việc này, bà Tâm được tham gia lớp ĐTN do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương phối hợp với HTX thủ công mỹ nghệ xã Tân Thọ (Nông Cống) tổ chức thông qua chương trình ĐTN cho LĐNT. Tại đây, nhiều nông dân như bà Tâm được hướng dẫn cách đan, tạo hình các sản phẩm từ cói. Các sản phẩm làm ra được HTX thu mua. Bà Tâm cho biết: “Tham gia sản xuất tại đây, chúng tôi được ĐTN miễn phí và tạo việc làm với thu nhập ổn định. Công việc ở đây đòi hỏi sự khéo léo nhưng không quá áp lực, chúng tôi tranh thủ được thời gian lúc nông nhàn mà vẫn có thu nhập ổn định”.

Thông qua các chương trình ĐTN cho LĐNT, từ năm 2016 đến nay, xã Quảng Long đã tổ chức 6 lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ cho khoảng 300 lao động, trong đó chủ yếu là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người khuyết tật. Qua đào tạo có hơn 60% lao động có việc làm ổn định tại các công ty hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình. Hiện nay, có khoảng 80 lao động trên địa bàn xã tham gia sản xuất thủ công mỹ nghệ tại nhà cho thu nhập từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Quảng Xương hiện có trên 120.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó LĐNT chiếm khoảng 78%. Qua khảo sát, hằng năm, toàn huyện có từ 4.000 đến 5.000 LĐNT có nhu cầu giải quyết việc làm mới. Để công tác ĐTN, giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn đạt hiệu quả, huyện Quảng Xương đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, mở lớp ĐTN, giới thiệu việc làm, tổ chức đánh giá hiệu quả những chương trình đào tạo đã thực hiện, từ đó xây dựng kế hoạch ĐTN sát với nhu cầu thị trường lao động; phối hợp với các cơ sở dạy nghề, các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá hiệu quả chương trình ĐTN... Ngoài ra, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, địa phương tập trung đa dạng hóa các loại hình dạy nghề gắn với các ngành nghề truyền thống của địa phương, như: đan cói, dệt chiếu, mây tre đan, đồng thời du nhập thêm một số ngành nghề mới như mộc, cơ khí, may mặc... nhằm khai thác hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ. Đối với các xã, các làng đã có nghề tiếp tục duy trì và phát triển cả về số lượng và chất lượng; ổn định và duy trì mạng lưới ĐTN tiểu thủ công nghiệp theo hình thức phối hợp với các cơ sở sản xuất.

Trong quá trình ĐTN, giải quyết việc làm cho LĐNT, huyện tập trung đẩy mạnh ĐTN phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống, nghề mới; có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu công việc. Với cách làm trên, từ năm 2016 đến nay, huyện Quảng Xương đã tổ chức 80 lớp dạy nghề, bao gồm dạy nghề cho thanh niên nông thôn, dạy nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và dạy nghề đáp ứng XDNTM tại địa phương. Đến nay huyện cũng có hơn 1.700 lao động được ĐTN, trong đó chủ yếu là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và LĐNT khác. Nhờ đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua ĐTN của huyện đạt 78%; tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên đạt 95%; lao động được giải quyết việc làm hằng năm gần 3.000 người. Theo bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, công tác ĐTN cho LĐNT đã góp phần nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề cho người lao động, giúp họ lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân để vận dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với các nghề đan lát thủ công, kỹ thuật chế biến món ăn, may công nghiệp... sau khi được dạy nghề, có trên 95% người lao động có việc làm...

Bài và ảnh: Minh Khanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]