(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) quần chúng tại khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Đặc biệt, hoạt động tích cực của các câu lạc bộ (CLB) không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân mà còn góp phần tích cực trong việc lưu truyền và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ quần chúng: Góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống

Những năm gần đây, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) quần chúng tại khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Đặc biệt, hoạt động tích cực của các câu lạc bộ (CLB) không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân mà còn góp phần tích cực trong việc lưu truyền và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ quần chúng: Góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thốngCLB múa Pồn Pôông - cồng chiêng thôn Ba Ngọc, xã Xuân Phú (Thọ Xuân) tham gia trình diễn tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023.

Huyện Thọ Xuân hiện có tới 285 CLB, tổ, đội VHVN quần chúng. Để duy trì hoạt động thường xuyên, các CLB, đội văn nghệ đã xây dựng tiêu chí sinh hoạt một cách bài bản, với nội dung biểu diễn phong phú, đa dạng, đa phần hướng về các thể loại văn nghệ dân tộc. Trong đó có một số CLB tiêu biểu như: CLB hát Xường, CLB múa Pồn Pôông - cồng chiêng (xã Xuân Phú); CLB thơ nhạc Xuân Trường - kết nối mọi miền (xã Xuân Trường); CLB âm nhạc Xuân Hồng kết nối bốn phương (xã Xuân Hồng)...

Là một trong những xã đi đầu trong phong trào VHVN quần chúng của huyện Thọ Xuân, xã Xuân Phú hiện có 4 CLB và 12 tổ, đội VHVN. Các thành viên tham gia các CLB có độ tuổi khác nhau, nhưng họ có điểm chung là đam mê VHVN và mong muốn gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Trải qua 6 năm thành lập, CLB múa Pồn Pôông - cồng chiêng thôn Ba Ngọc ngày càng thu hút đông đảo các thành viên tham gia, hiện nay CLB có tới 32 thành viên. Từ khi thành lập, ngoài việc biểu diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ cho thôn, xã, huyện nhân dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, CLB múa Pồn Pôông- cồng chiêng thôn Ba Ngọc còn tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng các cấp. Từ CLB, nhiều hạt nhân văn nghệ trẻ đã được bồi dưỡng, truyền nghề, trở thành thế hệ tiếp nối, “giữ lửa” cho phong trào nghệ thuật quần chúng.

Bà Phạm Thị Hà, công chức văn hóa xã Xuân Phúc, thành viên CLB múa Pồn Pôông - cồng chiêng thôn Ba Ngọc cho biết: “Chúng tôi đều là những người đam mê múa hát, mong muốn giữ gìn và phát triển văn hóa của dân tộc. Bằng những bài hát, điệu múa truyền thống, chúng tôi hy vọng sẽ giới thiệu, quảng bá tới mọi người về nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường huyện Thọ Xuân, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ biết trân quý những giá trị văn hóa của ông cha để lại”.

Nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật trong các chương trình văn nghệ quần chúng do các CLB, đội văn nghệ biểu diễn, trong những năm qua, huyện Thọ Xuân thường xuyên mở lớp tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu của các CLB, đội văn nghệ. Đồng thời bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. Đến nay hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện được đầu tư, xây dựng cơ bản đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể, 30/30 xã, thị trấn có nhà văn hóa đạt chuẩn (đạt 100%); 30/30 xã, thị trấn có khu thể thao; 272/274 thôn, khu phố có nhà văn hóa (đạt 99,3%). Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động VHVN, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của Nhân dân.

Cùng với huyện Thọ Xuân, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh đã, đang có cách làm hay, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB VHVN quần chúng. Điển hình như huyện Hoằng Hóa, hiện toàn huyện có 25 CLB VHVN đang hoạt động sôi nổi theo phương thức xã hội hóa. Nhiều CLB hoạt động tích cực, hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, du lịch của địa phương. Nhiều thành viên trong các CLB nghệ thuật có khả năng sáng tác và dàn dựng chương trình, tiểu phẩm có ý nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đặc biệt là văn hóa phi vật thể trên quê hương Hoằng Hóa, những điệu hò sông Mã, những làn điệu dân ca, dân vũ như hát chèo, hát tuồng, hát trống quân, múa đèn, múa chèo chải, múa sanh ngô...

Ông Nguyễn Cao Thiên, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoằng Hóa cho biết: Thời gian qua, hoạt động của các CLB VHVN đã thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Hoằng Hóa sẽ tăng cường tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ để tìm ra hạt nhân mới, nhiệt tình, năng động và có năng khiếu làm lực lượng kế cận tiếp tục phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. Đồng thời, khuyến khích các nghệ nhân dân gian ở các CLB tham gia trao truyền, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển.

Có thể nói, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động VHVN quần chúng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế, việc phát triển cả về số lượng và chất lượng CLB VHVN chưa thực sự được như kỳ vọng. Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Điện ảnh khẳng định: Ở địa phương nào mà cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến hoạt động VHVN quần chúng thì ở đó phong trào phát triển mạnh. Ngược lại, ở một số địa phương do thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác VHVN; hiệu quả triển khai, cụ thể hóa một số chương trình về phát triển VHVN chưa cao, chưa đồng đều dẫn đến hoạt động VHVN quần chúng chưa phát huy hiệu quả.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Mai Hương, để nâng cao cả chất và lượng hoạt động của các CLB VHVN quần chúng, trước hết cần tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với công tác VHVN ở mỗi địa phương, thông qua việc ban hành các nghị quyết chuyên đề, chỉ thị hoặc kết luận của cấp ủy về công tác VHVN. Đồng thời thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác VHVN; có cơ chế khuyến khích các CLB, các nghệ nhân dân gian để họ tham gia truyền dạy và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống... Đối với các CLB, tổ, đội nhóm VHVN cần có định hướng cụ thể, xây dựng được chương trình hoạt động phù hợp với nhu cầu hội viên và đặc thù địa phương.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]