(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến vấn đề rò rỉ, lộ dữ liệu, thông tin cá nhân đã xảy ra không chỉ trên địa bàn tỉnh nói riêng, trong nước chung, thậm chí trên phạm vi thế giới. Từ thực trạng trên dẫn đến không ít người dùng điện thoại thông minh hoặc mạng internet đã trực tiếp trở thành những con mồi, nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi...

Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến vấn đề rò rỉ, lộ dữ liệu, thông tin cá nhân đã xảy ra không chỉ trên địa bàn tỉnh nói riêng, trong nước chung, thậm chí trên phạm vi thế giới. Từ thực trạng trên dẫn đến không ít người dùng điện thoại thông minh hoặc mạng internet đã trực tiếp trở thành những con mồi, nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi...

Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Người dân cần đề cao cảnh giác trước các thủ đoàn lừa đảo tinh vi đang khá phổ biến trên điện thoại và các ứng dụng mạng xã hội.

Với những người sử dụng điện thoại thông minh hoặc mạng internet, việc nhận được các cuộc gọi, tin nhắn rác có nội dung quảng cáo như mời chào mua bán bất động sản, sử dụng dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, học tiếng Anh, vay tiền, nợ tiền... thậm chí là thông báo trúng thưởng - đã trở nên rất quen thuộc. Đây cũng chính là những trường hợp đã bị lọt, lộ thông tin cá nhân đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Chị Lê Thị Liên, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa), chia sẻ: “Tôi thường xuyên nhận được các cuộc gọi từ số máy lạ và tin nhắn rác mời chào bán cổ phiếu hay đầu tư. Gần đây nhất thì nhận được một tin nhắn có nội dung vay tiền kỳ lạ và gửi tôi một số tài khoản để tôi chuyển tiền, như: “Chị ạ, 2 lần vợ chồng em sinh cũng nhờ chị. Mà đợt rồi em bị mổ chân, nằm mấy tháng khó khăn quá, cũng vay mượn khắp rồi. Nay em nhờ chị có thể giúp cho em mượn 500 nghìn để em lấy tiền ăn không?...”.

Còn anh Lê Văn Hải, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), cho biết: “Trong thời đại công nghệ 4.0, nhà nhà, người người hầu hết đều sử dụng điện thoại thông minh, sử dụng các app trên web. Vì vậy, thường truy cập vào các trang đó và yêu cầu phải nhập thông tin cá nhân, vô tình mình nhập vào và từ đó mà họ có được thông tin từ số điện thoại, địa chỉ mail và họ thường xuyên gọi điện, gửi các thông báo làm phiền”...

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng thì hầu hết các thông tin cá nhân của người sử dụng mạng internet ở Việt Nam đều do chính người sử dụng tự đưa lên. Theo thống kê từ Bộ Công an, có tới 80% rò rỉ dữ liệu do người dùng tự làm lộ thông tin cá nhân. Với việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc tham gia vào mạng xã hội như facebook, youtube, zalo..., người sử dụng sẽ bị yêu cầu cung cấp một số thông tin cá nhân để có thể cài đặt ứng dụng hoặc vào trang web sử dụng miễn phí. Thêm vào đó, nhiều người lại có thói quen thường xuyên cập nhật mọi hoạt động cá nhân lên mạng xã hội.

Từ những sự việc đã nêu cho thấy, trên thực tế nhiều người sử dụng mạng internet vẫn chưa có ý thức bảo vệ quyền riêng tư và các thông tin cá nhân. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ lộ, lọt thông tin cá nhân là rất lớn và thực trạng đã có không ít người dân trực tiếp trở thành những con mồi, nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi. Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an cho thấy, từ tháng 9 đến nay, tại các tỉnh, thành phố lớn người dân thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (tin nhắn SMS Brandname) với nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3 - 6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn https://vietinbank.com.vn-vp.top hoặc https://vpbank.com...

Trên địa bàn tỉnh, theo thống kê của cơ quan công an, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 132 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 30 tỷ đồng, trong đó lừa đảo trên không gian mạng xảy ra 92 vụ. Qua điều tra xác định các hành vi lừa đảo trên không gian mạng là các đối tượng hoạt động thông qua các website, ứng dụng mạng xã hội... Phạm vi hoạt động của đối tượng rộng, nơi cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước, thậm chí ở nước ngoài.

Trước thực trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi của các đối tượng, từ ngày 25-5-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là động thái thể hiện sự quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ trong việc chỉ đạo, huy động tất cả các ban, ngành cùng vào cuộc xử lý mạnh mẽ hơn nữa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động này, bảo đảm an ninh trật tự, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đồng bộ các giải pháp, thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp về phòng chống tội phạm; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và chế tài xử lý đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thông tin rộng rãi, kịp thời, công khai, minh bạch trong Nhân dân về chủ trương phát triển kinh tế, an sinh xã hội, dự án bất động sản, quy hoạch xây dựng...

Tiếp tục bám sát thực hiện hiệu quả chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng trong tỉnh luôn thường xuyên phát đi thông báo, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và đề nghị mọi tổ chức, cá nhân nâng cao tinh thần cảnh giác và nhận biết một số dấu hiệu lừa đảo của các đối tượng; đồng thời thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không nên chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng, mã OTP, không chuyển tiền cho người khác khi chưa xác thực. Đặc biệt, không nên kết bạn với người lạ, người nước ngoài mà trang cá nhân sơ sài, nếu họ có đề nghị tặng quà, nhận bưu phẩm nên từ chối vì chắc chắn “chiếc bánh miễn phí chỉ có trong bẫy chuột”. Theo đó, người dân cần hết sức cảnh giác, khi phát hiện các dấu hiệu, thông tin liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng của Công an tỉnh Thanh Hóa theo số: 02373.725725 để cơ quan công an nắm bắt, xử lý.

Bài và ảnh: Lê Phượng


Bài và ảnh: Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]