[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

4 tháng đầu năm 2022, kinh tế - xã hội Thanh Hóa ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc và tăng trưởng mạnh khi mà sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành nghề, doanh nghiệp được phục hồi. Bức tranh kinh tế - xã hội của Thanh Hóa đã bừng lên những gam màu tươi sáng. Đó là kết quả của sự quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh, các ngành và địa phương trong tỉnh.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng, giúp kinh tế của tỉnh dần hồi phục chính là sản xuất công nghiệp. Vượt lên những khó khăn bởi nguyên liệu đầu vào và giá nhiên liệu tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã từng bước tái cơ cấu sản xuất, nối lại những thị trường có sức tiêu thụ lớn, khai phá thêm thị trường tiềm năng. Theo đó, trong tháng 4-2022 Thanh Hóa có 19/26 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ, trong đó có một số sản phẩm tăng mạnh như dầu ăn tăng tới 33,9%, quần áo may sẵn tăng 32,2%, điện sản xuất tăng 30,2%, giày thể thao tăng 27,0%, xi măng tăng 23,7%, thép các loại tăng 10,3%... Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,99% so với cùng kỳ.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Lĩnh vực có nhiều đóng góp nữa cho nền kinh tế cũng như giải quyết việc làm, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển là du lịch cũng cho thấy sự nhanh chóng “thức giấc” sau thời gian dài phải đóng cửa vì dịch bệnh. Sau khi tỉnh Thanh Hóa công bố Biểu trưng du lịch Thanh Hóa; phát động Chương trình kích cầu du lịch năm 2022 và đón khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa vào đầu tháng 3-2022, ngay lập tức đã tạo ra hiệu ứng mạnh thu hút du khách. Cùng với sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp du lịch, công tác quản lý Nhà nước về du lịch đã có nhiều việc làm hỗ trợ, định hướng, thúc đẩy du lịch trong tỉnh phát triển mạnh mẽ. Nhất là sự kiện kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2022 cùng với việc khai trương một số khu, điểm du lịch trong tỉnh được tổ chức một cách quy mô, bài bản, đã lan tỏa giá trị, quảng bá tiềm năng, tăng sức hút của điểm đến, kéo du khách đến với Thanh Hóa, nhất là khách quốc tế, khách ở phân khúc cao, có mức chi tiêu lớn.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Trong một số thời điểm nhiều cơ sở lưu trú công suất hoạt động luôn ở mức cao, có thời điểm tới 100%. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng lượt khách du lịch tháng 4 - tháng mở màn mùa du lịch biển ước đạt 1.760.000 lượt khách, tăng 19,9% so với cùng kỳ; tổng thu du lịch ước đạt 3.245 tỷ đồng, tăng 20,5%. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng ước đạt 3.545.000 lượt khách, bằng 35,4% KH, tăng 34,3%; tổng thu du lịch ước đạt 4.967 tỷ đồng, bằng 27,7% KH, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Đây chính là điểm nhấn thứ hai trên bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh, sau sự tăng trưởng có thể nói là “phi mã” của nhiều sản phẩm công nghiệp và cũng là sự tăng trưởng được chờ đợi rất nhiều khi mà tỉnh Thanh Hóa đặt nhiều kỳ vọng vào sự trở lại của du lịch để tạo “đòn bẩy” thu hút đầu tư, thúc đẩy ngành nghề khác cùng phát triển.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Điểm nhấn thứ ba của Thanh Hóa chính là nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Trong tháng 4-2022, thu ngân sách tiếp tục đạt kết quả tích cực, ước đạt 2.705 tỷ đồng; lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 15.746 tỷ đồng, bằng 56% dự toán và tăng tới 70% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.088 tỷ đồng, bằng 59% dự toán và tăng 68% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 5.658 tỷ đồng, bằng 51% dự toán và tăng 74%. Những con số tăng trưởng này cho chúng ta niềm tin vào tương lai, triển vọng tươi sáng của nền kinh tế, cũng góp phần khỏa lấp đi những nỗi lo trước đó như việc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất, sản lượng hay một số mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại, nhiên, nguyên liệu thiết yếu tăng cao khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ, hoạt động vận tải ở một số doanh nghiệp trong tình trạng cầm chừng.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Tiếp nối những kết quả đạt được trong năm 2021, việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm của Thanh Hóa tiếp tục đạt những kết quả rất tích cực, để trở thành điểm nhấn thứ tư. Theo đó, giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 2.145 tỷ đồng, bằng 20,2% kế hoạch. Đến ngày 20-4-2022, giải ngân đạt 3.195 tỷ đồng, bằng 30,1% kế hoạch vốn chi tiết được giao, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố cả nước theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kết quả này phản ánh đúng mức sự quan tâm của tỉnh Thanh Hóa khi các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã sâu sát nắm bắt tình hình, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như: Dự án Quảng trường biển Sầm Sơn; dự án Đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; các dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Điểm sáng thứ năm trong bức tranh kinh tế của tỉnh là thành lập mới thêm nhiều doanh nghiệp. Bất chấp những khó khăn nội tại của nền kinh tế nói chung trong thời kỳ phục hồi sau dịch bệnh, trong tháng vẫn có 136 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 824 tỷ đồng; có 81 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, tăng 81%. Số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn giảm 30%. Lũy kế 4 tháng đầu năm có 939 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 10.900 tỷ đồng, tăng 29% về số doanh nghiệp và tăng 22,7% về vốn so với cùng kỳ, bằng 31,3% KH, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và xếp thứ 6 cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, chỉ sau các tỉnh, thành có ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển như: Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn được tỉnh chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Trong tháng 4-2022, tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết việc làm cho 5.580 lao động, giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 1.834 lao động; lũy kế 4 tháng đầu năm, đã giải quyết việc làm cho 18.760 lao động (trong đó có 754 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng); cùng với đó đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Công tác thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp được quan tâm thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo tâm lý ổn định cho người lao động. Trong tháng 4-2022 trên địa bàn tỉnh không để xảy ra tai nạn lao động tại nơi sản xuất, cơ sở vật chất, điều kiện bảo hộ lao động tiếp tục được quan tâm, chăm lo. Đây là điểm tựa, niềm tin rất lớn cho người lao động, tạo sự phấn khởi để công nhân lao động cống hiến nhiều hơn, nhất là tạo ra một không khí dân chủ, đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong Tháng Công nhân năm 2022 vào tháng 5-2022.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Về tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII đã quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, định hướng cho sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới, trong đó có 2 nghị quyết về cơ chế, chính sách; 5 nghị quyết về kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn; 20 nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án và 4 nghị quyết về một số nội dung quan trọng khác, mở ra cơ hội phát triển mới cho nhiều ngành nghề, tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy nhanh hơn sự tăng trưởng. Cùng với đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính được quan tâm; tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 đạt tới 99,25%, mức độ 4 đạt 95,87%. Công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được chú trọng; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 4-4-2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Dù đạt được nhiều kết quả, nhưng 4 tháng đầu năm 2022 được các cơ quan chức năng chỉ ra đó là vẫn còn những diễn biến phức tạp tập trung vào việc: Thị trường bất động sản trên địa bàn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, hiện tượng “sốt ảo” giá bất động sản còn xảy ra tại một số địa phương; tiến độ lập, thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện chưa đạt yêu cầu. Tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh và tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư công khởi công mới không cao. Công tác chuyển đổi số tại nhiều cơ quan, đơn vị còn chậm; một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin và công tác chuyển đổi số.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Những khó khăn, hạn chế nêu trên bên cạnh nguyên nhân khách quan như dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao tác động đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và tiến độ triển khai thực hiện các dự án, còn bởi tinh thần, trách nhiệm, tính chủ động trong giải quyết công việc; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành ở một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế; một số chủ đầu tư còn thiếu quyết liệt, chưa đề cao trách nhiệm trong đôn đốc, chỉ đạo thực hiện và giải ngân vốn của các dự án đầu tư công; một số cơ quan thẩm định chưa bố trí đủ nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án đầu tư công khởi công mới.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4-2022, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã chỉ ra những tồn tại đó là: tinh thần, trách nhiệm của một số cấp, ngành chưa cao, còn có tình trạng việc dễ thì làm, việc khó thì bỏ...

Để tháo gỡ tồn tại, vướng mắc đòi hỏi cao hơn tinh thần tự giác của từng ngành, từng địa phương, từng cán bộ, công chức; đặc biệt cần rà soát lại các khâu còn yếu, điểm nghẽn để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những vướng mắc, đảm bảo vận hành thông suốt các nhiệm vụ được giao. Nhất là lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2022 theo Nghị quyết số 08-N/QTU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là rất lớn. Chúng ta đã đi qua 1/3 chặng đường của năm với nhiều kết quả đạt được, làm sinh động bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh. Chúng ta tự hào về điều đó nhưng dứt khoát không được chủ quan, lơi lỏng nhiệm vụ. Khó khăn còn ở trước mắt và nhiều yếu tố bất ngờ không lường trước có thể xảy ra. Vì vậy, mỗi cấp, ngành, doanh nghiệp, cán bộ và người dân trong tỉnh hãy luôn đem theo tinh thần đổi mới, nhân lên quyết tâm trong thời gian tới để sớm hiện thực các mục tiêu đã đề ra, không chỉ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2022, mà còn góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020-2025.

[E-Magazine] - Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022: Bức tranh sáng màu

Nội dung: Việt Ba

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 5:29:04:2022:07:45

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM