[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Trên đ ịa bàn t ỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Khơ Mú có 224 hộ, trên 1.000 khẩu, sinh s ống tại bản Đoàn K ết, xã Tén Tằn (nay là khu ph ố Đoàn K ết, thị trấn Mường Lát ) và b ản Lách (xã Mư ờng Chanh), huyện Mường Lát. Nh ững năm qua, nhờ thực hiện có hi ệu quả chính sách dân t ộc, tình hình kinh t ế - xã h ội, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đư ợc nâng lên, đ ồng bào dân t ộc Khơ Mú đã và đang cùng đ ồng bào các dân t ộc trong tỉnh đóng góp tích c ực vào xây d ựng quê hương Thanh Hoá ngày càng gi ầu đẹp, văn minh.

Đồng bào dân tộc Khơ Mú ở Thanh Hoá trước đây sống du canh du cư, cư trú ở vùng rừng núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy, du canh du cư. Phương thức canh tác lạc hậu, hái lượm và săn bắn được duy trì; chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ tín ngưỡng thờ cúng, ma chay, cưới hỏi, lễ tết và sinh hoạt gia đình; đan lát là nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của dân tộc Khơ Mú; hôn nhân theo nguyên tắc thuận chiều, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ; đám ma người Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ngưỡng; bàn thờ ma nhà đặt trên gác bếp, còn ông, bà thờ một gian riêng, kín đáo và rất kiêng kỵ đối với người ngoài; người Khơ Mú thích múa xoè, thổi các loại sáo, kèn môi…

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Thực hiện cuộc vận động định canh định cư, từ năm 1994 đến nay, đồng bào Khơ Mú đã định cư tập trung tại bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn (nay là khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát) và bản Lách (xã Mường Chanh), huyện Mường Lát. Đến nay, đồng bào Khơ Mú đã ổn định đời sống, các bản đều có lớp học, các hủ tục lạc hậu được xóa bỏ, người dân trong bản đều thực hiện nếp sống ăn minh, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Vượt qua hàng chục km từ trung tâm huyện Mường Lát, chúng tôi đến thăm bản Lách, thuộc xã “phên dậu” Mường Chanh. Ông Trịnh Văn Sôm, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Lách, người đã có tròn 35 làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản, chứng kiến tất cả sự đổi thay của bản làng vui mừng cho biết: Bản Lách có 55 hộ với 260 nhân khẩu, những năm qua, bên cạnh việc được hưởng lợi từ các chính sách của Đảng, Nhà nước trong đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu cho bản; hỗ trợ lương thực, giúp nhân dân trồng rừng và phát triển nông nghiệp… nhận thức của người dân bản được nâng lên, hủ tục lạc hậu được xóa bỏ, kinh tế phát triển. Đến nay, Bản Lách là bản có số người đi xuất khẩu lao động nhiều nhất xã Mường Chanh với gần 30 người, đời sống của người dân tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều chuyển biến tích cực từ việc phát triển nông nghiệp, trồng cây lúa nước, cây gai xanh, chăn nuôi trâu bò…; Trẻ em được đến trường đi học, không còn tình trạng bỏ học giữa chừng; nhà nào cũng có bể nước hợp vệ sinh; tình hình an ninh trật tự ổn định.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Ông Trịnh Văn Sôm cho biết thêm: Thực hiện Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội hộ đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thời gian qua, bà con dân bản đã được tập huấn, tạo điều kiện cho cán bộ, hộ đồng bào Khơ Mú tham quan, giao lưu với đồng bào các dân tộc ở miền tây tỉnh Nghệ An để học tập kinh nghiệm, cách làm hay trong tổ chức sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa... Những hộ nghèo được quan tâm cải thiện về nhà ở; được hỗ trợ đất sản xuất, sử dụng nước sạch, điện thắp sáng…

Cùng với việc vận động đồng bào định canh, ổn cư, nhiều năm qua các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Đại úy Nguyễn Văn Thảo, Cán bộ Đội Phòng chống Ma túy và Tội phạm, Đồn biên phòng Quang Chiểu được cử lên công tác tại địa bàn bản Lách xã Mường Chanh cho biết: Nhiệm vụ chính là đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng trên tuyến biên giới toàn xã, Đồn đã cử cán bộ bám địa bàn, đến từng gia đình tìm hiểu phong tục, tập quán, đời sống dân sinh, phối hợp với chính quyền địa phương tìm phương pháp vận động nhân dân xóa bỏ tập tục lạc hậu. Bằng nhiều cách làm phù hợp, gợi mở hướng giảm nghèo, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong bản, đến nay, đời sống của bà con đang dần phát triển, an ninh trật tự được giữ vững, trường học được xây dựng kiên cố tại bản, tạo điều kiện cho học sinh mầm non, tiểu học thuận lợi đến lớp, đến trường học tập; người dân trong bản giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức chỉnh trang, xây dựng bản làng sạch, đẹp... Đến nay, bản Lách đã đạt được 9/14 tiêu chí bản nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2022 đạt bản nông thôn mới.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Ngược về thị trấn Mướng Lát, theo chân anh Hà Văn Liêm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Mường Lát, di chuyển bằng xe máy qua cây cầu Đoàn Kết bắc ngang sông Mã, chúng tôi có mặt tại khu phố Đoàn Kết - khu phố với hơn 10 km đường biên giới giáp huyện Sốp Bâu (Lào). Đoàn Kết hiện ra trong buổi chiều tà, những nếp nhà sàn khói bếp hòa với mây chiều bình yên, đẹp đến nao lòng.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Đoàn Kết hiện có 169 hộ, gần 753 nhân khẩu, 99% người dân là đồng bào dân tộc Khơ Mú, trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc sản xuất chủ yếu là làm nương rẫy, đi rừng, ngoài ra bà con còn chăn nuôi một vài loại gia súc như trâu, bò... Do xuất phát điểm thấp cộng thêm địa hình chia cắt, Đoàn Kết nằm biệt lập, lặng lẽ giữa đại ngàn, cuộc sống của người dân vẫn nặng về tự cung, tự cấp, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Anh Cút Văn Dân, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu phố Đoàn Kết cho biết: Năm 2019 toàn bộ xã biên giới Tén Tằn sáp nhập vào thị trấn Mường Lát, bản Đoàn Kết cũng được đổi tên thành khu phố Đoàn Kết. Thực hiện nếp sống mới, khu phố đã cơ bản xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu; điểm trường mầm non và tiểu học thu hút 95% trẻ em đến trường đi học con chữ; nhà văn hóa thôn khang trang… Tuy nhiên điều kiện kinh tế của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu phát nương, làm rẫy, trình độ nhận thức còn hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 80%, phần lớn các hộ gia đình chưa có công trình vệ sinh; đập kênh mương, trường học xuống cấp…

Thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn bà con sản xuất, thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như trồng lúa nước, trồng sắn, luồng…

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Ông Lò Văn Sơ, là người có uy tín trong khu phố, đồng thời cũng là một trong những điển hình phát triển kinh tế của khu phố Đoàn Kết chia sẻ: Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, tôi cùng với chính quyền địa phương đã thường xuyên thăm hỏi, vận động bà con không đốt rừng, đốt nương làm rẫy khiến cán bộ Biên phòng vất vả; không còn tình trạng lấy vợ, lấy chồng sớm, nữ phải 18 tuổi, nam 20 tuổi mới được lập gia đình, khi kết hôn phải đến đăng ký với ủy ban nhân dân thị trấn…

Hiện nay, ở khu phố Đoàn Kết đất rừng đã được chia đến từng hộ gia đình, thông qua những việc làm thiết thực như hỗ trợ nhà ở, vốn vay làm ăn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm... Đến nay, đời sống của bà con dân bản đang từng ngày đổi mới, những ngôi nhà khang trang, kiên cố được xây dựng, hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư… Chúng tôi cảm ơn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm hỗ trợ bà con thực hiện Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội hộ đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, đến nay dân cư được sáp xếp theo hướng ổn định tại chỗ, thuận tiện trong sinh hoạt; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khơ Mú được giữ gìn… người dân ai cũng vui mừng, phấn khởi tin tưởng vào sụ lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Rời khu phố Đoàn Kết khi bóng chiều đã chạng vạng, những ánh mắt trong sáng, nụ cười hồn nhiên chào tạm biệt của những đứa trẻ nơi vùng biên xa xôi khiến chúng tôi lưu luyến. Tin tưởng rằng một ngày không xa, cuộc sống đồng bào Khơ Mú sẽ ngày càng phát triển, không còn đói nghèo, lạc hậu.

[E-Magazine] - Cuộc sống của đồng bào Khơ Mú ở Mường Lát

Nội dung: Tống Hương

Ảnh: Ngọc Huấn

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 3:04:05:2022:09:29

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM