(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2014, Việt Nam chính thức cam kết và triển khai các hoạt động hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng ARV kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp và ổn định) trong phòng, chống HIV/AIDS nhằm hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực ứng phó để chấm dứt đại dịch AIDS

Nỗ lực ứng phó để chấm dứt đại dịch AIDS

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân miền núi huyện Mường Lát để phòng, chống HIV/AIDS.

Từ năm 2014, Việt Nam chính thức cam kết và triển khai các hoạt động hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng ARV kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp và ổn định) trong phòng, chống HIV/AIDS nhằm hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.

Tại Thanh Hóa, công tác phòng chống HIV/AIDS được các cấp, ngành nỗ lực thực hiện với nhiều giải pháp đã đạt nhiều kết quả khích lệ, kiềm chế được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, đến 30-9-2020 lũy tích người nhiễm HIV/AIDS là 8.513 người; trong đó số người đang còn sống và quản lý được là 4.276 (3.717 người Thanh Hóa và 559 người ở trại giam), hơn 2.500 người nhiễm đã tử vong; 100% huyện, thị xã, thành phố; 94% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV. 9 tháng năm 2020 số ca nhiễm HIV mới phát hiện là 170 ca, tử vong 39. 6 huyện, thị xã, thành phố có số HIV mới cao nhất bao gồm: TP Thanh Hóa (25 ca), Hoằng Hóa (13 ca), thị xã Nghi Sơn (13 ca), Cẩm Thủy (9 ca), Ngọc Lặc (10 ca), TP Sầm Sơn (10 ca).

Nhằm triển khai có hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, hằng năm, Sở Y tế đã chủ động phối hợp và đôn đốc các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các hoạt động, phát huy hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Cùng với đó, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh. 9 tháng năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức được 14.066 lượt truyền thông về HIV/AIDS cho 1.324.971 lượt người tham gia. Các phòng xét nghiệm trên địa bàn tỉnh đã xét nghiệm HIV cho 77.987/79.678 khách hàng được tư vấn (chiếm 98%); số khách hàng có kết quả HIV (+) 418/77.987 số xét nghiệm, chiếm 0,5%; 1.620 bệnh nhân làm xét nghiệm tải lượng virut, trong đó 1.268 bệnh nhân có kết quả dưới ngưỡng phát hiện; tỷ lệ bệnh nhân làm xét nghiệm tải lượng virut có kết quả dưới ngưỡng ức chế đạt 92,7%... Công tác hỗ trợ điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện ở tất cả các địa phương trong tỉnh. 9 huyện, thị xã, thành phố được Dự án QTC hỗ trợ toàn diện đã tư vấn xét nghiệm cho 100% phụ nữ mang thai; xét nghiệm HIV cho 38.658 phụ nữ mang thai, phát hiện 4 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. 27 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV (21 người điều trị ARV trước khi có thai, 2 người điều trị ARV trong thời kỳ mang thai và 4 người bắt đầu điều trị ARV trong khi chuyển dạ); có 27 trẻ đẻ sống từ mẹ nhiễm HIV và đều được dự phòng ARV. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi bệnh nhân HIV được điều trị sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời ngăn chặn được sự nhân lên của vi rút trong cơ thể, làm giảm khả năng lây nhiễm ra cộng đồng... Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quá trình điều trị cho bệnh nhân không bị gián đoạn khi các tổ chức quốc tế ngừng tài trợ, các bệnh nhân nhiễm HIV được tuyên truyền, hướng dẫn tham gia BHYT. Hiện, toàn tỉnh có 4.671 bệnh nhân HIV có thẻ BHYT (chiếm 94,4%) và có 744 bệnh nhân đang nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT...

Năm 2020, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm chọn chủ đề Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS là “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”. Trong đó tập trung tổ chức các hội nghị, hội thảo; truyền thông, vận động, gồm lễ ra quân phát động, lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương, đơn vị; tăng cường các hoạt động truyền thông và vận động hưởng ứng, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số... các khẩu hiệu được lựa chọn: Cộng đồng chung tay - kết thúc ngay dịch AIDS; xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của bạn; xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân; tuân thủ điều trị ARV để đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện; dự phòng và điều trị HIV/AIDS – không để ai bỏ lại phía sau; người có hành vi nguy cơ cao nên xét nghiệm HIV định kỳ 6 tháng 1 lần; điều trị ARV ngay khi phát hiện giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác; tham gia BHYT là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục suốt đời; phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... Đây là những mục tiêu cần thiết và quan trọng nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của người nhiễm HIV và hướng tới mục tiêu chung kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

HIV lây truyền theo 3 con đường: Đường tình dục, đường máu và đường từ mẹ sang con.

  1. 1. HIV lây truyền qua đường máu:

Có thể xảy ra khi máu của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể người khác qua dùng chung dụng cụ xuyên trích qua da có dính máu hay dịch của người nhiễm HIV như: bơm kim tiêm, dụng cụ châm cứu, xăm hình, dụng cụ y tế không được tiệt trùng đúng cách.

- Lây truyền qua truyền máu: Các sản phẩm máu của người nhiễm HIV không được xét nghiệm kiểm tra HIV trước khi truyền.

- Lây truyền qua cấy ghép phủ tạng của người nhiễm HIV mà không được xét nghiệm trước.

  1. 2. Lây truyền qua đường tình dục:

Từ tinh dịch hay dịch âm đạo của người nhiễm vào cơ thể của bạn tình qua lớp niêm mạc rất mỏng hay vết xước của bộ phận sinh dục - miệng - hậu môn.

  1. 3. Lây truyền từ mẹ sang con:

Khi một phụ nữ nhiễm HIV và mang thai, sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong 3 thời kỳ sau:

- Trong quá trình mang thai.

- Khi chuyển dạ đẻ.

- Khi cho con bú.

Để biết mình có bị nhiễm HIV hay không? chỉ xét nghiệm máu mới có thể biết được.

* Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV:

- Sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng.

- Trong trường hợp có quan hệ tình dục với người chưa biết có nhiễm HIV hay không cần thực hiện tình dục an toàn bằng sử dụng bao cao su đúng cách.

- Không tiêm chích ma túy.

- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV khi cần thiết.

- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, xăm xỏ lỗ, châm cứu khi đã tiệt trùng.

- Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay.

Mọi phụ nữ thấy mình hoặc chồng đã và đang có hành vi nguy cơ cao, có ý muốn mang thai nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, mỗi người hãy tích cực chủ động phòng chống HIV/AIDS.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]