(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã tăng cường đấu tranh với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT). Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục được phát hiện và có xu hướng gia tăng ngày càng tinh vi hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xử lý nghiêm với hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã tăng cường đấu tranh với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT). Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục được phát hiện và có xu hướng gia tăng ngày càng tinh vi hơn.

Xử lý nghiêm với hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệĐội Quản lý thị trường số 10, Cục Quản lý thị trường tỉnh bắt giữ vụ vận chuyển hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ.

Chỉ trong 2 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ và xử lý 28 vụ vi phạm về hàng giả và vi phạm SHTT. Tình trạng hàng hóa vi phạm SHTT đã gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính không chỉ chịu thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới uy tín của thương hiệu.

Đại diện Cục QLTT tỉnh, cho biết: Hiện nay, hàng giả và hàng vi phạm SHTT được sản xuất rất tinh xảo, bằng mắt thường rất khó phân biệt. Bên cạnh đó, một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng hàng xâm phạm quyền SHTT ngày càng gia tăng nhưng các quy định, biện pháp, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Không những vậy, nhiều sản phẩm mà chủ thể doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT, e ngại việc phối hợp cung cấp thông tin khi cơ quan chức năng yêu cầu. Điều này đã làm phức tạp hơn và gia tăng một cách nghiêm trọng hơn các hành vi xâm phạm thương hiệu. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng chưa thể phân biệt được các mặt hàng bị xâm phạm quyền SHTT, từ đó vô tình “tiếp tay” cho các hành vi vi phạm, nhất là người tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Với xu hướng phát triển loại hình kinh doanh thương mại điện tử, nhất là thông qua mạng xã hội facebook, zalo tại Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng tiếp tục gia tăng, có thể phát triển lên tới 30 - 40% tổng giao dịch hàng hóa như mức trung bình của thế giới. Đây sẽ là môi trường phát sinh, gia tăng các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm SHTT. Hiện, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch, phương án tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa vi phạm SHTT.

Được biết, theo Điều 199 và 200 Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự”. Tuy nhiên, quy định cũng nêu rõ, việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của tòa án. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, công an, QLTT, hải quan và UBND các cấp. Với tình hình thực tế tại tỉnh ta, lực lượng thực thi nhiệm vụ về công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm SHTT chủ yếu là lực lượng QLTT, do đó hình thức xử lý mới dừng lại ở xử phạt hành chính, chưa đủ sức răn đe đối với hành vi và đối tượng vi phạm.

Để xử lý hiệu quả các vụ việc vi phạm về SHTT đang ngày càng diễn biến phức tạp, Nhà nước cần ban hành chế tài xử lý vi phạm về SHTT mạnh tay hơn. Đồng thời, các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ cần tăng cường các hoạt động trưng bày hàng giả, hàng “nhái” tại một số hội chợ, nơi tập trung đông dân cư để giúp người tiêu dùng nhận biết các dấu hiệu hàng hóa vi phạm SHTT. Từ đó, phối hợp có hiệu quả với lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh, xử lý nghiêm minh với hàng hóa vi phạm SHTT.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]