(Baothanhhoa.vn) - Xã Tân Phúc (Lang Chánh) địa hình đồi núi bị chia cắt, việc đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM), xã thuộc Chương trình 30a này có điểm xuất phát thấp, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và đồi rừng, nhưng quy mô manh mún. Các nguồn lực hạn chế, nhất là nguồn thu ngân sách của xã hạn hẹp, trong khi sức dân có hạn nên gặp khó khăn lớn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thời điểm bắt tay xây dựng NTM, Tân Phúc mới đạt 5/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt thấp.

Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Phúc

Xã Tân Phúc (Lang Chánh) địa hình đồi núi bị chia cắt, việc đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM), xã thuộc Chương trình 30a này có điểm xuất phát thấp, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và đồi rừng, nhưng quy mô manh mún. Các nguồn lực hạn chế, nhất là nguồn thu ngân sách của xã hạn hẹp, trong khi sức dân có hạn nên gặp khó khăn lớn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thời điểm bắt tay xây dựng NTM, Tân Phúc mới đạt 5/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt thấp.

Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Phúc

Nhà văn hóa thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc được xây dựng khang trang theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ngay từ những năm đầu triển khai, xã xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ hàng đầu để các tầng lớp Nhân dân hiểu và đồng thuận trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền qua các hội nghị, đài truyền thanh xã, hệ thống pa-nô, khẩu hiệu, nhiều phong trào của các hội, đoàn thể được triển khai rộng khắp. Là địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng gần đây, người dân các thôn làng đã nhận thức được xây dựng NTM là lấy sức dân để lo cho dân, Nhân dân chính là chủ thể xây dựng, cũng là đối tượng thụ hưởng thành quả.

Khi đã có được sự đồng thuận, chính quyền xã xác định phát triển tiêu chí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân làm nền tảng cho xây dựng NTM. Với gần 4.000 ha đất nông nghiệp, xã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả. Những năm gần đây, công tác tích tụ, tập trung đất đai càng được chú trọng nên xã hình thành được nhiều vùng sản xuất cây trồng tập trung, dễ dàng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Nhiều mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn mang lại hiệu quả, như: trồng rau, củ, quả áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt; mô hình nuôi gà công nghiệp theo hướng trang trại, gia trại... Về lâm nghiệp, với lợi thế gần 3.600 ha đất đồi rừng rộng lớn, xã đã phát huy được giá trị với các cây trồng chủ lực là luồng, keo và gần đây phát triển nhiều diện tích cây ăn quả. Dưới tán rừng, người dân kết hợp nuôi trâu, bò, gà thả bán hoang dã cho hiệu quả kinh tế khá.

HTX dịch vụ nông nghiệp địa phương cũng phát huy được vai trò kết nối, tổ chức được các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo tính bền vững. Điển hình nhất là các mô hình liên kết tiêu thụ cây keo thương phẩm và cây gai xanh cho Nhân dân trên địa bàn. Nhờ tập trung phát triển sản xuất, đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt gần 40 triệu đồng/năm.

Điều kiện kinh tế người dân trên địa bàn được cải thiện nên hơn 10 năm qua, xã Tân Phúc đã huy động tổng nguồn lực gần 93 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Trong đó, Nhân dân đóng góp 48,8 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng công cộng, chỉnh trang xây dựng nhà ở dân cư và hiện trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Tuy là xã miền núi, nhưng với sự đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng giáo dục nên từ năm 2017 đến năm 2021, lần lượt cả 3 trường học trên địa bàn xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2. Hệ thống điện phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh trên địa bàn được đầu tư bài bản, với hơn 8,52km đường dây hạ áp, 7 trạm biến áp với tổng công suất là 735 kw. Hiện nay toàn bộ hệ thống điện của xã đã đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, bảo đảm nhu cầu sử dụng cho tất cả các hộ dân trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa những năm gần đây được chính quyền và Nhân dân địa phương quan tâm xây dựng, với trung tâm văn hóa 250 chỗ ngồi, khu thể thao xã được xây dựng trên tổng diện tích khuôn viên hơn 5.000m2. Ở cấp thôn, cả 9/9 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cho cư dân trên địa bàn. 100% số thôn đều được công nhận làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hệ thống giao thông nông thôn ở xã miền núi Tân Phúc có bước phát triển đột phá. Ngoài 3km đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện, chính quyền và Nhân dân địa phương còn mở rộng, cứng hóa toàn bộ 12/12km đường trục và liên thôn bản. Hệ thống ngõ xóm cũng không còn lầy lội vào mùa mưa nhờ phong trào bê tông hóa. Tiêu chí y tế của xã được đánh giá là đạt chuẩn, với 96,57% người dân tham gia mua bảo hiểm y tế; trạm y tế xã được đầu tư khang trang, bổ sung nhiều thiết bị y tế để thực hiện chức năng khám và chữa bệnh cho người dân.

Chúng tôi đã đi thăm thôn Sơn Thủy - nơi đang có phong trào xây dựng NTM mạnh của xã. Quanh khu vực nhà văn hóa thôn, những bờ hoa ngũ sắc trải dài. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hà Văn Bằng cho biết: Nhờ phong trào xây dựng NTM, đồng bào đã hình thành được phong trào dọn vệ sinh định kỳ, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa. Với những kết quả đạt được, xã tự đánh giá đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM cho khu vực miền núi.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]