(Baothanhhoa.vn) - Với vai trò là những người tham gia chính vào hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm cũng như tổ chức cuộc sống và tiêu dùng gia đình, nhiều năm qua các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, gắn với xây dựng sản phẩm OCOP, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Với vai trò là những người tham gia chính vào hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm cũng như tổ chức cuộc sống và tiêu dùng gia đình, nhiều năm qua các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, gắn với xây dựng sản phẩm OCOP, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với xây dựng sản phẩm OCOPSản xuất tại HTX dịch vụ và sản xuất miến dong Thuận Tâm xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy.

Năm 2018, Hội LHPN tỉnh đã triển khai thực hiện Đề tài khoa học “Khôi phục, phát triển nghề trồng và chế biến dong riềng truyền thống theo chuỗi giá trị” tại 2 xã Cẩm Bình và Cẩm Liên (Cẩm Thủy) với diện tích 30 ha. Từ thực hiện đề tài này, Hội LHPN huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo thành lập được 2 hợp tác xã (HTX) dịch vụ và sản xuất miến dong Đồi Ao (xã Cẩm Bình) và Thuận Tâm (xã Cẩm Liên). Cả 2 HTX đều thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất, chế biến miến sạch, an toàn. Sản phẩm đã được giới thiệu, trưng bày tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm theo kênh của phụ nữ và các hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm của tỉnh. Cuối năm 2021, sản phẩm miến dong Đồi Ao và miến dong Thuận Tâm đều được UBND tỉnh chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao.

Nhờ kiên trì làm nông nghiệp sạch, năm 2021 dưa vàng Viên Hương của gia đình chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Phang Thôn, xã Định Hòa (Yên Định) đã được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Chị Hương cho biết: Gia đình thực hiện trồng trong nhà lưới, đầu vào được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng giống cây, dùng phân bón hữu cơ, không phun thuốc kích thích, hóa chất... Việc chăm sóc luôn có cán bộ kỹ thuật theo dõi, hỗ trợ gia đình. Qua nhiều năm, sản phẩm dưa vàng Viên Hương được người tiêu dùng biết đến và đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho người lao động, tăng lợi nhuận cho gia đình.

Xác định mỗi người có một thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày sẽ tạo ra thay đổi lớn cho cả cộng đồng, để các mô hình sản xuất, chế biến nông nghiệp của hội viên, phụ nữ đưa đến tay người tiêu dùng bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng... là việc làm quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên đây là việc khó, do đó Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân về vai trò của sản xuất nông nghiệp an toàn; vận động cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ và hỗ trợ quảng bá sản phẩm; chỉ đạo thành lập điểm các mô hình sản xuất bảo đảm VSATTP, những mô hình sản xuất có tiềm năng, tổ chức hội sẽ tham mưu và chủ động hỗ trợ để xây dựng đạt sản phẩm OCOP...

Hằng năm, Hội LHPN tỉnh còn chủ động, phối hợp mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VSATTP cho cán bộ, hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện và kỹ năng kiểm tra, giám sát cho Ban điều hành “Chi hội phụ nữ tự quản về an toàn thực phẩm”; vận động nguồn lực và lồng ghép với các chương trình, dự án để hỗ trợ xây dựng mô hình điểm, rút kinh nghiệm nhân rộng; tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị, cơ sở, hộ cá nhân đã đăng ký thực hiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn... Năm 2022, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá, tham vấn các sở, ngành và đoàn thể về việc thực hiện mô hình kết nối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ tại tỉnh Thanh Hóa.

Các cấp hội trong tỉnh chú trọng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lựa chọn, đăng ký công trình, phần việc thực hiện công tác đảm bảo VSATTP phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hội, tình hình thực tế của địa phương; chủ động, phối hợp khai thác nguồn lực để triển khai các chương trình, hoạt động hiệu quả. Nhiều cơ sở hội, cán bộ, hội viên tham gia kiểm tra, giám sát đối với các cửa hàng dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể của trường học, công ty, các hộ kinh doanh, tiểu thương các chợ... do phụ nữ làm chủ; hỗ trợ hội viên, các cơ sở sản xuất, chế biến do hội viên, phụ nữ làm chủ các thủ tục xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và nguồn vốn vay; lồng ghép các nội dung thực hiện với các cuộc vận động như: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Phụ nữ Thanh Hóa thực hiện ATTP vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”...

Đến nay, các cấp hội đã xây dựng và nhân rộng mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về ATTP” tại 27 huyện, thị xã, thành phố; thành lập nhiều HTX, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; duy trì tổ chức “Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp” và 28 gian hàng giới thiệu sản phẩm có tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ do hội viên, phụ nữ cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh; toàn tỉnh có 90 sản phẩm được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP do phụ nữ làm chủ, trong đó có 32 sản phẩm của mô hình kinh tế tập thể do nữ làm chủ. Các hoạt động trên đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU và Kết luận số 624 KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Bài và ảnh: L.H



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]