(Baothanhhoa.vn) - Với sự đa dạng về hệ sinh thái và những nét văn hóa bản địa độc đáo Vườn Quốc gia Bến En có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch. Trên cơ sở quy hoạch tỉnh Thanh Hóa và quy hoạch vùng huyện Như Thanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Vườn Quốc gia Bến En và chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm “hướng đi” khai thác tiềm năng, thế mạnh, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Vườn Quốc gia Bến En với lộ trình phát triển du lịch sinh thái

Với sự đa dạng về hệ sinh thái và những nét văn hóa bản địa độc đáo Vườn Quốc gia Bến En có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch. Trên cơ sở quy hoạch tỉnh Thanh Hóa và quy hoạch vùng huyện Như Thanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Vườn Quốc gia Bến En và chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm “hướng đi” khai thác tiềm năng, thế mạnh, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Vườn Quốc gia Bến En với lộ trình phát triển du lịch sinh thái

Vườn Quốc gia Bến En có hồ sông Mực nước trong xanh với nhiều đảo nhỏ, cảnh quan thơ mộng hấp dẫn du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên hơn 14.305,9 ha và 30.000 ha rừng vùng đệm, phần lớn là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái động, thực vật phong phú, đa dạng. Nơi đây, còn có sông Mực rộng lớn, nước trong xanh, có các đảo biệt lập, cảnh quan thơ mộng hấp dẫn du khách. Xung quanh Vườn Quốc gia Bến En là nơi sinh sống của đông đảo đồng bào các dân tộc Thái, Mường. Đồng bào dân tộc nơi đây còn gìn giữ nhiều phong tục tập quán và nét văn hóa vô cùng đặc sắc.

Đến với Vườn Quốc gia Bến En, du khách có thể thuận lợi để kết nối đến nhiều khu, điểm du lịch cộng đồng tại các thôn Cây Nghĩa, Lúng (Xuân Thái), với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu mát mẻ cùng những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, những dãy nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái, Mường. Ngoài ra, du khách còn được khám phá hang Lèn Pót ở thôn Thanh Xuân (Xuân Thái). Đây là hang động trong núi đá, còn rất hoang sơ, chưa có tác động nhiều của con người, với những nhũ đá trong hang đẹp, được tích tụ qua hàng nghìn năm về trước.

Hiện nay, Vườn Quốc gia Bến En đang tổ chức khai thác một số điểm, tuyến tham quan trong Vườn Quốc gia Bến En như từ Đập Mẫy đi đảo Thanh Niên, đảo Thực Vật; tuyến tham quan từ Đập Mẫy đi làng Vơn;... đã góp phần tạo “luồng gió” mới trong phát triển du lịch.

Phấn đấu đến năm 2025 sẽ đón 25 nghìn lượt khách, trong đó khách lưu trú hơn 8 nghìn lượt; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch trên 15 tỷ đồng. Đến năm 2030, tổng lượt khách đạt trên 80 nghìn lượt, trong đó khách lưu trú đạt 20 nghìn lượt; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch trên 64 tỷ đồng.

Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch là vậy, nhưng Vườn Quốc gia Bến En chưa được đầu tư, khai thác xứng tầm. Vì vậy, việc “biến khu vàng xanh” này trở thành khu du lịch hấp dẫn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương,... là việc làm cần thiết, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Trước thực trạng này, Vườn Quốc gia Bến En đã xây dựng Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhằm định hướng và xây dựng Vườn Quốc gia Bến En trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc độc đáo với các loại hình, sản phẩm du lịch. Phấn đấu đến năm 2025 sẽ đón 25 nghìn lượt khách, trong đó khách lưu trú hơn 8 nghìn lượt; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch trên 15 tỷ đồng. Đến năm 2030, tổng lượt khách đạt trên 80 nghìn lượt, trong đó khách lưu trú đạt 20 nghìn lượt; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch trên 64 tỷ đồng.

Ông Lê Công Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Bến En cho biết: Vườn Quốc gia Bến En có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Trong khi chờ các nhà đầu tư, đơn vị đã tăng cường giới thiệu, quảng bá tuyến du lịch tham quan dã ngoại nhằm thu hút, kêu gọi hợp tác đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã xây dựng Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Để thực hiện được điều này, Vườn Quốc gia Bến En cần nguồn vốn để đầu tư nhiều hạng mục, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Có như vậy, Vườn Quốc gia Bến En mới phát huy được tiềm năng, thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều khách tham quan.

Hiện nay, Vườn Quốc gia Bến En đang tổ chức khai thác một số điểm, tuyến tham quan trong Vườn Quốc gia Bến En như từ Đập Mẫy đi đảo Thanh Niên, đảo Thực Vật; tuyến tham quan từ Đập Mẫy đi làng Vơn;... đã góp phần tạo “luồng gió” mới trong phát triển du lịch.

Tìm hiểu thực tế được biết, hiện 17.595 nhân khẩu đang sinh sống, sản xuất tại vùng đệm của Vườn Quốc gia Bến En. Đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn những nguy cơ rừng bị xâm hại cao. Việc phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Bến En không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn góp phần giữ vững an ninh rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Trao đổi với chúng tôi về định hướng trong thời gian tới, bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết: Quan tâm phát triển các loại hình du lịch sinh thái; vui chơi, giải trí; cộng đồng; văn hóa, lịch sử, tâm linh; nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; du lịch mạo hiểm... tại Vườn Quốc gia Bến En là hướng đi đúng đắn, góp phần khai thác hết tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Vì vậy, thời gian tới huyện Như Thanh tiếp tục tăng thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Như Thanh nói chung và Vườn Quốc gia Bến En nói riêng. Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng để nâng cao khả năng kết nối các khu, các điểm du lịch trọng điểm trong và ngoài. Bên cạnh đó, huyện Như Thanh tăng cường chỉ đạo các địa phương có người dân sinh sống tại vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng khuyến khích cộng đồng địa phương nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, giữ gìn an ninh trật tự và ổn định xã hội cho hoạt động du lịch. Chú trọng tạo sinh kế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con, gắn với việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa lịch sử đặc sắc và giữ vững an ninh rừng, bảo tồn đa dạng Vườn Quốc gia Bến En.

Bài và ảnh: Xuân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]