Bằng tình yêu và đam mê với văn hóa truyền thống, các thành viên trong câu lạc bộ (CLB) chèo và hát dân ca thôn Đà Ninh, xã Đông Thịnh (Đông Sơn) đã hăng say luyện tập những làn điệu chèo, bài hát dân ca. Họ là những người tiếp nối, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Những người say mê văn hóa truyền thống

Bằng tình yêu và đam mê với văn hóa truyền thống, các thành viên trong câu lạc bộ (CLB) chèo và hát dân ca thôn Đà Ninh, xã Đông Thịnh (Đông Sơn) đã hăng say luyện tập những làn điệu chèo, bài hát dân ca. Họ là những người tiếp nối, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Những người say mê văn hóa truyền thống

Các thành viên CLB chèo và hát dân ca thôn Đà Ninh luyện tập múa hát chèo.

Thôn Đà Ninh là một vùng đất có truyền thống văn hóa. Nơi đây được biết đến với những làn điệu chèo, tuồng, dân ca. Từ lâu, thôn đã thành lập đội văn nghệ thu hút đông đảo người dân tham gia hát và diễn chèo, tuồng và tham gia các cuộc thi văn nghệ trong huyện và tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của đội văn nghệ cũng trải qua nhiều thăng trầm, có chiều hướng mai một. Để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, năm 2013, trên cơ sở đội văn nghệ của thôn trước đây, xã Đông Thịnh chỉ đạo thành lập CLB chèo và hát dân ca thôn Đà Ninh. Từ đó đến nay, hoạt động của CLB không những được duy trì và phát triển trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là thành quả của những tâm hồn đam mê, hết lòng với hát chèo và văn hóa truyền thống. Các thành viên CLB không phải những diễn viên chuyên nghiệp, cũng chẳng phải nghệ nhân, mà họ là những người nông dân ngày ngày làm bạn với ruộng đồng, ao vườn. Tối đến, họ trở thành những người “nghệ sĩ” hòa mình vào những làn điệu chèo truyền thống của quê hương.

Tiêu biểu, là bà Nguyễn Thị Thanh (70 tuổi) đã gắn bó với CLB từ những ngày đầu hoạt động. Từ khi còn bé, bà Thanh đã say mê những điệu múa chèo cùng tiếng trống, tiếng phách; thường xuyên theo chân đội văn nghệ trong thôn xem hát, diễn chèo. Không biết từ bao giờ những làn điệu chèo đã ngấm sâu vào tâm hồn của bà. Khi lớn lên bà đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương và được các cụ truyền dạy lại các bài hát chèo. Niềm đam mê hát chèo đã thôi thúc bà tiếp tục tham gia vào CLB chèo và hát dân ca thôn Đà Ninh.

Để CLB hoạt động hiệu quả, bà Thanh và các thành viên đã tự nguyện đóng góp xây dựng quỹ; đẩy mạnh xã hội hóa để mua sắm trang phục, dụng cụ luyện tập và biểu diễn. Nhờ đó, đến nay mỗi thành viên CLB đều có đầy đủ quần áo, quạt, khăn, dụng cụ để biểu diễn. Bà Thanh tâm sự: “Có được thời gian và tâm sức cho văn hóa truyền thống, chúng tôi không chỉ có đam mê, mà còn có sự ủng hộ, quan tâm của gia đình, người thân và xã hội”.

Là người đồng hành với bà Thanh lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống, bà Lê Thị Hoa, 66 tuổi cũng say mê lời ca tiếng hát, điệu múa của quê hương. Bà là người dựng, biên đạo các tiết mục cho các thành viên biểu diễn. Với niềm say mê của mình, bà đã tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật chèo mà các cụ cao niên trao truyền lại. Đồng thời, bà cũng tự tìm tòi, chắt lọc những nét đặc trưng của chèo cổ kết hợp với những văn hóa hiện đại để dựng nên những tiết mục phù hợp với hiện nay...

Bà Hoa chia sẻ: “Thời gian đầu tham gia CLB tôi cũng như mọi người rất lo lắng, không biết bắt đầu như thế nào để hoạt động hiệu quả. Nhưng từ tình yêu quê hương, niềm đam mê với chèo tôi cùng các thành viên đã nhanh chóng học hỏi các cụ cao niên trong thôn cùng với kinh nghiệm nhiều năm đi diễn, biên đạo vở diễn, bài hát, điệu múa nên chúng tôi luyện tập hiệu quả...”.

Trong nhà văn hóa thôn Đà Ninh, chúng tôi được trò chuyện với hai thế hệ có chung đam mê với văn hóa truyền thống: Thế hệ “truyền lửa” và thế hệ “tiếp lửa”. Lắng nghe những tâm sự của các bà, các cụ, chúng tôi hiểu rằng, chỉ có đam mê và hết lòng với văn hóa truyền thống thì mới say mê luyện tập. Đặc biệt, các bà luôn trăn trở để làm sao tìm được lớp người kế cận có chung đam mê với văn hóa truyền thống.

Lưu giữ, truyền dạy lại những giá trị văn hóa truyền thống là cả một quá trình, song trước sự thay đổi không ngừng của đời sống hiện đại, văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một. Không chỉ các nghệ nhân mà những người đam mê với văn hóa truyền thống mới chính là nhân tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Do đó, cấp ủy, chính quyền cần có sự quan tâm, động viên hợp lý để phát huy khả năng, nhiệt huyết trong truyền dạy và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Bài và ảnh: Thùy Linh


Bài và ảnh: Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]