(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) trong chăn nuôi đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương, với phương thức chăn nuôi hiện đại ngày càng phát triển; nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, người dân mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại... Nhờ đó, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi

Những năm gần đây, tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) trong chăn nuôi đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương, với phương thức chăn nuôi hiện đại ngày càng phát triển; nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, người dân mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại... Nhờ đó, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi

Mô hình ấp trứng gia cầm tại xã Quảng Lộc (Quảng Xương).

Sau nhiều năm chăn nuôi vịt, ông Nguyễn Ngọc Khang, xã Quảng Lộc (Quảng Xương) đã đầu tư lò ấp trứng để cung cấp con giống cho người dân địa phương. Trong thời gian thực hiện ấp trứng thủ công, ông Khang nhận thấy mất khá nhiều công sức do phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm... tỷ lệ nở và gia cầm một ngày tuổi đạt tiêu chuẩn loại 1 thấp, chỉ khoảng 65 đến 70%; bên cạnh đó, công đoạn vệ sinh lò ấp, dụng cụ không bảo đảm, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh... Không nản lòng, ông Khang tự tìm hiểu thêm kỹ thuật ấp trứng gia cầm qua sách báo, internet và đầu tư hơn 200 triệu đồng mua lò ấp tự động. Ông cho biết, khi sử dụng máy ấp trứng công nghiệp, ông phải học cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, tỷ lệ nở cao hơn, máy có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nên ấp được nhiều loại trứng khác nhau..., trên 98% số trứng sau khi ra lò đều đảm bảo chất lượng.

Thời gian qua, để nâng cao tầm vóc cho đàn gia súc, các huyện như Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân... đã nhân rộng phương pháp thụ tinh nhân tạo; trung bình mỗi năm, các địa phương thực hiện thụ tinh nhân tạo được 27.000 liều tinh bò, 2.500 liều tinh trâu Murrah Ấn Độ, tỷ lệ đàn bò lai Zebu đạt 63%, du nhập một số giống bò BBB, Droughtmaster, RedAgus và tinh đông lạnh để phối giống với đàn bò cái nền lai Zebu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò... Từ đó hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng, nguồn con giống được kiểm soát. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp này đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20 - 30%. Bên cạnh đó, ứng dụng KHKT để quản lý, nhân giống và sản xuất trứng, phát triển bền vững giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa, như vịt Cổ Lũng, lợn mán, vịt bầu cổ xanh... Đi đôi với đó, để hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, hầu hết các trang trại chăn nuôi đã áp dụng mô hình đệm lót sinh học, xây dựng hầm biogas, hệ thống xả thải... Nhiều trang trại quy mô lớn đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như ứng dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn, uống tự động, sử dụng công nghệ xử lý chất thải... đã góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, quy mô chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm khoảng 70%, hệ thống chuồng trại hầu hết tận dụng diện tích trong vườn của gia đình, chưa chú trọng đầu tư máy móc, công nghệ do nguồn vốn đầu tư lớn, tiếp cận KHKT của người chăn nuôi còn hạn chế nên khó áp dụng vào thực tế... Trong khi đó, sản phẩm chăn nuôi giá cả không ổn định, chưa có sự phân định rõ ràng về giá trị giữa sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo phương thức truyền thống với sản xuất áp dụng công nghệ cao.

Hiện nay, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do tác động của giá thức ăn gia súc tăng cao, trong khi giá bán của các sản phẩm chăn nuôi không ổn định, dịch bệnh động vật diễn biến phức tạp, khó lường... Do vậy, thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh thực hiện chuyển giao ứng dụng KHKT vào chăn nuôi, góp phần phát triển những sản phẩm chủ lực có lợi thế, cạnh tranh cao trên thị trường. Tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chuồng trại khép kín, hình thành vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tập trung; tiếp cận với các giống mới có năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, tổ chức liên kết sản xuất giữa các khâu trong chuỗi giá trị để giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y; sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh theo quy định.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]