(Baothanhhoa.vn) - Ngày 14-11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp chuyên đề tháng 11-2022 thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 14-11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp chuyên đề tháng 11-2022 thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Toàn cảnh phiên họp.

Tham dự phiên họp có đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi, các đồng chí Ủy viên UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Các đại biểu dự phiên họp.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận và cho ý kiến vào Dự thảo Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa trình bày Dự thảo Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo Dự thảo Tờ trình, mục đích xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm quy định cụ thể cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, gồm: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường phát biểu tại phiên họp.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại phiên họp, phát biểu kết luận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cơ bản thống nhất với Dự thảo Tờ trình; đồng thời nhấn mạnh: Việc đề xuất các cơ chế phải dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn, khoa học, pháp lý đầy đủ, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách Nhà nước và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp của tỉnh để thực hiện. Các quy định phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành và phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 256/2022/NQ-HĐND ngày 13-7-2022; Nghị quyết số 257/2022/NQ-HĐND ngày 13-7-2022 và Nghị quyết số 258/2022/NQ-HĐND ngày 13-7-2022 của HĐND tỉnh.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại phiên họp.

Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất sửa tên thành Dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh và yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư - đơn vị soạn thảo hoàn thiện các nội dung Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết; giao Văn phòng UBND tỉnh thẩm định, soạn thảo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.

Phiên họp cũng thảo luận cho ý kiến vào Tờ trình về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ công tác đào tạo lưu học sinh Lào theo Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Tứ trình bày Dự thảo Tờ trình về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ công tác đào tạo lưu học sinh Lào theo Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.

Dự thảo Tờ trình nêu rõ: Đối tượng áp dụng là lưu học sinh Lào theo Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào được đào tạo tại các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý, bao gồm: Đào tạo trung cấp lý luận chính trị; đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (bao gồm cả đào tạo bằng hình thức liên thông từ cao đẳng lên đại học). Các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cơ quan, đơn vị, các cá nhân có liên quan được cơ quan có thẩm quyền giao thực hiện các nhiệm vụ thuộc Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đỗ Hữu Quyết phát biểu tại phiên họp.

Nội dung hỗ trợ gồm: Hỗ trợ kinh phí đào tạo; hỗ trợ sinh hoạt phí; hỗ trợ trang cấp ban đầu và hỗ trợ chi phí đi lại cho lưu học sinh. Trong mỗi nội dung có quy định đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cụ thể.

Đơn cử như đối với hỗ trợ kinh phí đào tạo sẽ hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của học sinh ở tại ký túc xá, tham quan, làm hồ sơ thủ tục nhập học, tổng kết, kết thúc khóa học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tặng phẩm, đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay. Hỗ trợ thực hiện tổ chức các hoạt động: Khám bệnh tổng thể đầu khóa học, khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm; ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước Lào, Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền Lào.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Các đại biểu dự phiên họp.

Đối tượng hỗ trợ là cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mức hỗ trợ bao gồm: Lưu học sinh đào tạo dài hạn (trên 12 tháng) hệ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học là 2.576.000 đồng/người/tháng; lưu học sinh đào tạo hệ ngắn hạn (dưới 12 tháng, bao gồm cả đào tạo trung cấp lý luận chính trị) là 5.485.000 đồng/người/tháng (đã bao gồm cả chi phí phiên dịch trong quá trình đào tạo). Thời gian hỗ trợ không quá 10 tháng/năm học. Tổng thời gian được hỗ trợ kinh phí toàn khóa học không vượt quá tổng thời gian học tập tại quyết định tiếp nhận và đào tạo lưu học sinh học tiếng Việt và chuyên ngành. Phương thức hỗ trợ là hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu tại phiên họp cũng như qua nghiên cứu nội dung Dự thảo Tờ trình, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn thống nhất nội dung Tờ trình và đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.

Tại phiên họp các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận cho ý kiến về Dự thảo Đề án “Phát triển thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa chủ trì soạn thảo.

UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 11-2022: Thảo luận, cho ý kiến về một số quy định, cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Phạm Nguyên Hồng trình bày Dự thảo Đề án “Phát triển thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đánh giá cao sự chuẩn bị của đơn vị chủ trì soạn thảo; đồng thời yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý hoàn thiện lại đề án theo yêu cầu. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Quá trình hoàn thiện cần lựa chọn và đưa vào đề án những nội dung mang tính khái quát, có trọng tâm, trọng điểm và tính khả thi cao. Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho ý kiến cụ thể vào bố cục, các mục của Dự thảo Đề án như quan điểm, chỉ tiêu thực hiện, nhiệm vụ, giải pháp; đồng thời lưu ý việc sử dụng ngữ liệu trong đề án phải phù hợp, rõ nghĩa, mang tính súc tích.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]