(Baothanhhoa.vn) - Cánh cửa trường đại học được nhiều người ví như cửa ga tàu mở ra đón hành khách đến những ga tương lai sán lạn hơn. Nhưng vẫn còn đó những thanh niên tuổi 18 từ chối hoặc lưỡng lự lên chuyến tàu đặc biệt này.

Từ chối “lên tàu”

Cánh cửa trường đại học được nhiều người ví như cửa ga tàu mở ra đón hành khách đến những ga tương lai sán lạn hơn. Nhưng vẫn còn đó những thanh niên tuổi 18 từ chối hoặc lưỡng lự lên chuyến tàu đặc biệt này.

Từ chối “lên tàu”

Theo thống kê, năm 2023 cả nước có tới gần 292.000 thí sinh không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi tốt nghiệp THPT, đồng nghĩa chủ động khước từ cơ hội của mình. Đến khi hết hạn xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 năm 2023 các trường đại học trên cả nước vẫn còn trống chỗ rất nhiều, dù trước đó số thí sinh đăng ký đã kín, khiến nhiều trường phải thông báo xét tuyển bổ sung với khoảng 20.000 chỉ tiêu.

Chủ động không bước lên tàu và suy nghĩ lại khi đã cầm trên tay tấm vé vào “sân ga đại học”, dường như ngày càng có nhiều hơn những thanh niên chọn con đường tiến vào tương lai không nhất thiết qua còn đường đại học - là con đường được nhiều người chọn lựa, thậm chí đổ xô vào một thời.

Để có tương lai tốt đẹp không chỉ có một con đường. Rất nhiều người đã thành công từ thực tiễn cuộc sống lao động. Có những doanh nhân, nhà khoa học “chân đất” chỉ vào đại học sau khi khẳng định được bản thân trong cuộc sống. Nghĩa là, họ không chọn tấm vé bước vào tương lai bằng việc bước vào cánh cửa trường đại học ngay từ đầu.

Có nhiều lý do khiến các em không chọn đăng ký vào đại học hay từ chối xác nhận nhập học. Có thể là các em muốn thay đổi mục tiêu tương lai, trong đó có việc chọn cách học nghề hay đi làm sớm. Không vào đại học ngay, nhưng có lý tưởng theo con đường đại học mới là điều quan trọng. Bởi cánh cửa trường đại học luôn rộng mở với những người muốn thực học. Quan trọng là khi nào chúng ta thấy phù hợp thì lúc đó chúng ta học vẫn chưa muộn. Cứ cố vào đại học bằng được cho giống số đông chưa hẳn đã tốt xét ở góc độ tài chính và cả cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Mới đây thôi, truyền thông đã giới thiệu một cụ già hơn 70 tuổi mới tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội vì cụ thấy bây giờ việc học mới cần thiết với cụ, giúp cụ trở thành luật sư. Hay như cách đây ít năm, cùng lúc có hai bố con trong một gia đình làm nghề mộc đã nhập học vào Đại học Hồng Đức...

Từ chối vào đại học vì chi phí trước mắt vượt quá khả năng, để tìm kênh học tập khác tiết kiệm hơn, hay vào đời sớm để có thu nhập,... là đường đi của nhiều học sinh khó khăn, nhưng cũng là lựa chọn có tính thực tế của một bộ phận thanh niên khác. Đừng cho rằng họ đi ngược xu hướng, mà thay vào đó phải nhìn nhận họ đang góp phần đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cả trước mắt và lâu dài cho đất nước. Mỗi người một đường đi, miễn sao thấy hài lòng và có ích mới là điều cần.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]