(Baothanhhoa.vn) - Nằm nâng cao giá trị sản xuất, phát triển kinh tế từ tiềm năng vùng đồi, gia đình anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân (Như Xuân) đã lựa chọn, đưa cây mắc ca về trồng thay thế cho những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Sau gần 10 năm sản xuất, cây mắc ca đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, từng bước được nhân rộng tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển vọng từ mô hình sản xuất cây mắc ca

Nằm nâng cao giá trị sản xuất, phát triển kinh tế từ tiềm năng vùng đồi, gia đình anh Đỗ Trọng Học và chị Phạm Thị Thu, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân (Như Xuân) đã lựa chọn, đưa cây mắc ca về trồng thay thế cho những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Sau gần 10 năm sản xuất, cây mắc ca đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, từng bước được nhân rộng tại địa phương.

Triển vọng từ mô hình sản xuất cây mắc ca

Cây mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho gia đình anh Đỗ Trọng Học, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân (Như Xuân).

Ý tưởng đưa cây mắc ca vào trồng được anh Đỗ Trọng Học nhen nhóm sau thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu về những loại cây trồng mới trên những vùng đất đồi. Nhận thấy, cây mắc ca là cây lâm nghiệp đa mục tiêu, tuổi thọ dài hơn 60 năm, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, thân gỗ của cây mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ và hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao nên được thị trường ưa chuộng. Cùng với đó, địa phương đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng sắn, mía hiệu quả kinh tế thấp và năm 2013, anh Học mạnh dạn đưa cây mắc ca lên diện tích đồi của gia đình. Ban đầu gia đình anh đầu tư gần 40 triệu đồng để trồng thử nghiệm 1 ha. Đồng thời, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác để lấy kinh phí chăm sóc, phát triển diện tích cây mắc ca. Anh Học cho biết: “Lúc đầu gia đình tôi chỉ trồng thử nghiệm và nghiên cứu sự thích ứng của cây đối với vùng đất Như Xuân. Bởi đây là loại cây khó tính, quá trình chăm sóc đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư lớn, Do chưa có kinh nghiệm sản xuất, tôi phải thuê kỹ thuật viên chăm sóc cây; đồng thời, học hỏi, rút kinh nghiệm để mong có thành quả tốt nhất”.

Sau 4 năm thử nghiệm, 1 ha cây mắc ca của gia đình đã cho thu hoạch, với năng suất khoảng 3,5 tấn/ha, mang lại doanh thu khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Nhận thấy, loại cây trồng này tương đối phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương mang lại giá trị kinh tế vượt trội nên gia đình anh Học, chị Thu tiếp tục đầu tư hơn 200 triệu đồng để mở rộng diện tích trồng cây mắc ca và hệ thống máy sấy hạt. Hiện tại, gia đình anh Học đã có khoảng 10.000 gốc mắc ca, tổng diện tích gần 3,5 ha, 100% diện tích đã cho thu hoạch từ vụ thứ 2 trở lên. Sản lượng đạt khoảng 12 tấn/năm, doanh thu khoảng 900 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, gia đình còn tận dụng diện tích đất trống để phát triển chăn nuôi, trồng những loại cây ăn quả như: cam, mít Thái, ổi... góp phần tăng doanh thu.

Khi được hỏi về yếu tố thành công của việc trồng cây mắc ca, anh Học chia sẻ: Yếu tố đầu tiên để có được thành công chính là việc lựa chọn nguồn giống. Qua tìm hiểu được biết, nhiều giống mắc ca được bán tràn lan trên thị trường, chất lượng không bảo đảm. Vì vậy, anh đã trực tiếp tìm đến các chủ vườn khu vực phía Bắc mua cây giống. Điều này không những giúp anh tìm mua được cây giống có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, mà còn kết nối được với các chủ vườn mắc ca có nhiều kinh nghiệm. Yếu tố thành công thứ 2 là kỹ thuật chăm sóc, nhất là lúc cây ra hoa, cho quả. Qua trao đổi tìm hiểu, anh đã sử dụng đàn ong mật, không chỉ để tăng khả năng thụ phấn cho cây mà còn mang lại thu nhập từ nguồn mật ong hoa mắc ca. Cùng với đó, yếu tố thị trường cũng là một trong những điều quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế ổn định và phát triển bền vững của cây mắc ca. Hiện nay, sản phẩm mắc ca sấy khô của gia đình anh Học, chị Thu đã được tiêu thụ rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong tỉnh và trên mạng xã hội.

Nói về triển vọng của cây mắc ca, ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Xuân, cho biết: Cây mắc ca là loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, trên địa bàn đã có một số hộ phát triển cây trồng này, diện tích khoảng 8 ha. Sau một thời gian theo dõi sinh trưởng và phát triển, cho thấy cây mắc ca phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trên đồi đất Như Xuân, do đó, huyện sẽ nghiên cứu, lồng ghép các chương trình, chính sách phát triển sản xuất để khuyến khích, hỗ trợ Nhân dân nhân rộng mô hình này theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình chăm sóc thân thiện với môi trường nhằm đa dạng hóa hệ sinh thái cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài và ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]