(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tình trạng nợ đọng tiền thuế và các khoản thu khác có chiều hướng gia tăng trên địa bàn Thanh Hóa, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây ra bất bình đẳng xã hội, làm xói mòn cơ sở thuế và thất thu ngân sách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy sự bình đẳng

Những năm gần đây, tình trạng nợ đọng tiền thuế và các khoản thu khác có chiều hướng gia tăng trên địa bàn Thanh Hóa, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây ra bất bình đẳng xã hội, làm xói mòn cơ sở thuế và thất thu ngân sách.

Thúc đẩy sự bình đẳng

Ảnh minh họa.

Riêng năm 2023, Cục thuế Thanh Hóa đã gửi công văn đến 255 doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thông báo về việc sẽ đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh tạm ngừng xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp đang nợ thuế và đã bị cưỡng chế nợ thuế. Gửi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với 56 chủ doanh nghiệp phục vụ cho việc thu thuế; thực hiện công khai thông tin đối với 10.994 lượt tổ chức, cá nhân nợ thuế trên phương tiện thông tin đại chúng... Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chỉ giúp thu nợ được trên 5 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh tổng số nợ thuế vẫn ở con số rất cao, ước khoảng 2.307 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nợ khó thu là 309 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Trước tình trạng nợ đọng thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiếp diễn, kéo dài, UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 19039/UBND-KTTC gửi Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh yêu cầu không giao đất, cho thuê đất, cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản đối với doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế và các khoản thu khác. Việc làm này nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2023 và các năm tiếp theo của tỉnh.

Đây được xem là biện pháp mạnh, một hình thức “phong sát” tạm thời trong kinh tế, bởi đất đai là tư liệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Tỉnh Thanh Hóa luôn tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có việc tạo điều kiện tốt nhất về mặt bằng đất đai. Tuy nhiên, các đối tượng thụ hưởng phải hài hòa giữa lợi ích và nghĩa vụ.

Việc UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh không giao đất, cho thuê đất, cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản đối với doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước, không chỉ nhằm hỗ trợ cho việc thu thuế, mà còn tạo ra sự bình đẳng, tiền lệ răn đe để chủ doanh nghiệp khác nhìn vào điều chỉnh thái độ, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật về thuế. Vì vậy rất cần các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]