(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh mọi lĩnh vực sản xuất đều ảnh hưởng nặng nề, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển bền vững. Cùng với kinh nghiệm vượt khó sản xuất trong 2 năm qua, ngành công nghiệp đang chuẩn bị những bước thích ứng mới để tiếp tục, phát triển sản xuất trong thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thích ứng, phục hồi và phát triển sản xuất công nghiệp

Trong bối cảnh mọi lĩnh vực sản xuất đều ảnh hưởng nặng nề, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển bền vững. Cùng với kinh nghiệm vượt khó sản xuất trong 2 năm qua, ngành công nghiệp đang chuẩn bị những bước thích ứng mới để tiếp tục, phát triển sản xuất trong thời gian tới.

Thích ứng, phục hồi và phát triển sản xuất công nghiệp

Sản xuất tinh bột sắn tại Công ty CP Sản xuất chế biến nông - lâm sản và Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh (Ngọc Lặc).

Năm 2021, hoạt động sản xuất công nghiệp đã thích ứng tốt với các điều kiện của dịch bệnh. Đã có thời điểm một số nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, thực hiện các biện pháp mang tính tình thế để duy trì sản xuất, như: Áp dụng “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”; nghẽn việc cung ứng nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển hàng hóa thành phẩm... Tuy nhiên, nhờ linh hoạt, sáng tạo trong quản lý, vận hành, tận dụng tốt các điều kiện thị trường, tập trung đẩy mạnh sản xuất ngay khi được sản xuất bình thường trở lại, sản lượng và giá trị các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh cơ bản đều tăng trưởng tốt.

Năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 16,93% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 9,25%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 17,42%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 9,75%; cung cấp nước, hoạt động xử lý rác thải tăng 22,24%. Hầu hết các sản phẩm chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch sản xuất ngành đặt ra từ đầu năm, cụ thể như: Nhóm các sản phẩm lọc hóa dầu như xăng, dầu diesel, benzen, lưu huỳnh rắn... cơ bản sản xuất ổn định, đạt kế hoạch sản lượng năm, đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng công nghiệp chung của toàn tỉnh. Các sản phẩm giày da, may mặc vượt kế hoạch năm chủ yếu nhờ thị trường đầu ra mở rộng, đơn hàng xuất khẩu tăng vì chuyển dịch từ các địa phương khác, nhất là từ các tỉnh phía Nam bị tắc nghẽn sản xuất do dịch bệnh.

Theo thống kê của Sở Công Thương, so với năm 2020, quần áo may sẵn tăng trưởng 50,3%, giày thể thao tăng 44,3%. Các sản phẩm phục vụ xây dựng tiếp tục có nhiều khởi sắc nhờ việc sản xuất ổn định, các dự án mới đã có sản phẩm, hoạt động đầu tư xây dựng trong nước tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, một số sản phẩm tăng trưởng cao so với năm 2020, như: sắt thép các loại ước đạt 1,96 triệu tấn, tăng 130,9%; gạch xây ước đạt 2,18 tỷ viên, tăng 51,5%; clinker ước đạt 3,92 triệu tấn, tăng 54,8%... Nhiều sản phẩm tiếp tục được đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, có mức tăng trưởng ấn tượng, như: Dầu đậu nành ước đạt 194.000 tấn, tăng 121,5%; giấy bìa các loại ước đạt 78.078 tấn, tăng 41,9%; thức ăn gia súc đạt 170.000 tấn, tăng 23,3%...

Thực tế trong thời gian qua, với kinh nghiệm thực tế và nội lực sẵn có, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động xây dựng các phương án sản xuất, đa dạng các kênh tiêu thụ hàng hóa; đồng thời, triển khai chặt chẽ các phương án phòng, chống dịch bệnh để duy trì sản xuất hiệu quả và bảo đảm an toàn cho người lao động. Ông Hoàng Tất Thành, Trưởng Phòng DN và Lao động, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, cho biết: Hiện nay, các DN tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm túc các hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh về phòng, chống dịch. Bên cạnh các đơn vị có điều kiện về cơ sở vật chất để triển khai “3 tại chỗ”, hầu hết các DN trong Khu Kinh tế Nghi Sơn đều tuân thủ chỉ đạo theo phương châm “1 cung đường 2 điểm đến”. An toàn dịch bệnh và chủ động trong xây dựng kế hoạch khắc phục khó khăn, hoạt động sản xuất tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp hiện đang được giữ vững.

Năm 2021, Thanh Hóa được đánh giá là một trong 3/14 địa phương ở khu vực miền Trung duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao so với cùng kỳ, sau Hà Tĩnh và Quảng Nam. Theo đánh giá của Sở Công Thương, sở dĩ tình hình sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt kết quả tốt nhờ động lực từ một số sản phẩm chủ lực được mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, một số nhà máy, dự án mới đi vào hoạt động cũng đã gia tăng sản lượng đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh.

Năm 2022, sản xuất công nghiệp tiếp tục được xác định là động lực sản xuất quan trọng trong mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sở Công Thương nhận định: Đối với lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có định hướng xuất khẩu như hàng may mặc, da giày, thép, xi măng... tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của tỉnh. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sẽ gia tăng trong giai đoạn kinh tế của các nước trên thế giới từng bước được phục hồi trong bối cảnh kiểm soát được dịch COVID-19 sau tiêm chủng vắc-xin. Một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động trong những tháng cuối năm, như: Trạm nghiền xi măng Long Sơn, dự án may mặc, da giày trên địa bàn các huyện Triệu Sơn, Yên Định... sẽ gia tăng sản lượng hàng hóa công nghiệp của tỉnh.

Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, cho biết: Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh kiểm soát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, nhất là tại các DN sản xuất có nhiều lao động; hướng dẫn các DN lập, cập nhật “Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19”. Sở Công Thương cũng sẽ chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tuyệt đối không để gián đoạn sản xuất, nhất là các DN chủ lực có đóng góp lớn cho tăng trưởng, thu ngân sách, giải quyết việc làm của tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đề án xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất một số sản phẩm công nghiệp truyền thống có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]