(Baothanhhoa.vn) - Thị xã Nghi Sơn là địa phương ven biển phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, có số lượng di sản văn hóa lớn, với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Toàn thị xã có 248 di sản văn hóa vật thể, gồm 32 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 3 di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp quốc gia, 29 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng cấp tỉnh, 216 địa điểm di tích đã được kiểm kê bảo vệ.

Thị xã Nghi Sơn bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa

Thị xã Nghi Sơn là địa phương ven biển phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, có số lượng di sản văn hóa lớn, với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Toàn thị xã có 248 di sản văn hóa vật thể, gồm 32 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 3 di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp quốc gia, 29 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng cấp tỉnh, 216 địa điểm di tích đã được kiểm kê bảo vệ.

Thị xã Nghi Sơn bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa

Đền Khánh Trạch - Chùa Thiên Vương ở phường Bình Minh được trùng tu, tôn tạo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho người dân.

Bên cạnh đó, thị xã Nghi Sơn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị, bao gồm các lễ hội truyền thống, các nghề thủ công truyền thống, các tri thức dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo... trong đó lễ hội Quang Trung đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 22-3-2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (nay là thị xã) khóa XXV về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa giai đoạn 2018–2025, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền từ thị xã đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Qua đó, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân; là cơ sở quan trọng để khai thác phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghi Sơn đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai đầu tư tu bổ, tôn tạo được 9 di tích gồm: Đền thờ Lương Tuyên Quang, Di tích Phủ Tuế, Đền thờ các tiến sĩ họ Lương, Từ đường họ Nguyễn Hữu, Đền thờ Lê Trương Lôi, Lê Trương Chiến, Đền làng Lê, Đền Khánh Trạch - Chùa Thiên Vương, Đền thờ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, Đền thờ Thần Trấn Đông... Tổng kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gần 30 tỷ đồng, trong đó từ nguồn ngân sách Nhà nước là 20,6 tỷ đồng còn lại là các nguồn huy động hợp pháp khác.

Nhằm bảo vệ giá trị của di tích trong quá trình triển khai trùng tu, bảo tồn, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghi Sơn đã thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về chống xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa, cũng như, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành, huy động sự tham gia của toàn dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng tự hào của mỗi người dân về truyền thống của quê hương.

Để bảo vệ các di tích đã được công nhận, xếp hạng có đầy đủ hồ sơ, Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã đã phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm di tích. Song song với đó triển khai thành lập hoặc kiện toàn ban quản lý di tích, xây dựng quy chế hoạt động trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhằm bảo tồn, phục dựng, chống thất truyền các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như: lễ hội Cầu Ngư (Hải Thanh, Hải Bình), trò diễn nấu cơm thi (Hải Nhân), hát kể nhật trình đường biển, hát khúc, hát trống vả (các xã ven biển) và tín ngưỡng hầu đồng, UBND thị xã Nghi Sơn đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa di sản văn hóa phi vật thể Trò diễn nấu cơm thi (Hải Nhân) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; biên soạn và xuất bản cuốn di tích và danh thắng thị xã Nghi Sơn. UBND thị xã Nghi Sơn cũng đã phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ văn hóa, bí thư đoàn thanh niên xã, phường kiêm nhiệm. Đồng thời triển khai đến các trường học từ bậc tiểu học đến THPT tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn thị xã và cung cấp những kiến thức cơ bản về di tích cho người dân sống xung quanh để có ý thức bảo vệ di tích theo quy định của pháp luật.

Đồng chí Mai Sỹ Lân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, cho biết: Trong thời gian tới, thị xã Nghi Sơn tiếp tục nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị của di sản văn hóa, khai thác các giá trị di sản văn hóa để xây dựng các sản phẩm du lịch. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về giá trị di sản văn hóa của thị xã đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân để có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy giá trị trong thời kỳ hội nhập thông qua hệ thống thông tin đại chúng, các hội diễn nghệ thuật, lễ hội truyền thống, xuất bản sách... Trong đó, chú trọng đối tượng là học sinh các cấp học thông qua việc đưa vào chương trình học tập ngoại khóa trong các nhà trường theo hướng dẫn của ngành giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin và Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, cán bộ làm công tác văn hóa thông tin các xã, phường; thành viên ban quản lý các di tích... Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực xã hội, nhất là doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài thị xã cho công tác quản lý, phục hồi và phát huy giá trị di sản, góp phần xây dựng đất và người Nghi Sơn ngày càng thân thiện và phát triển.

Bài và ảnh: Minh Hiếu


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]