(Baothanhhoa.vn) - Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 được công bố cách đây hơn một tháng tiếp tục tạo “sức nóng” để các ban, sở, ngành cấp tỉnh nhìn nhận lại kết quả thực hiện của đơn vị mình. Từ đó thay đổi tư duy và hành động quyết liệt để không bị bỏ lại phía sau trên bảng xếp hạng.

Thay đổi tư duy, hành động quyết liệt

Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 được công bố cách đây hơn một tháng tiếp tục tạo “sức nóng” để các ban, sở, ngành cấp tỉnh nhìn nhận lại kết quả thực hiện của đơn vị mình. Từ đó thay đổi tư duy và hành động quyết liệt để không bị bỏ lại phía sau trên bảng xếp hạng.

Thay đổi tư duy, hành động quyết liệtCông chức Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của công dân.

Chỉ số CCHC năm 2023 của các ban, sở, ngành cấp tỉnh được đánh giá dựa trên 8 nội dung, 43 tiêu chí và 73 tiêu chí thành phần. 8 nội dung gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức. Trong đó, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức là nội dung được bổ sung thêm so với các năm trước đây.

Có 20 sở, ban, ngành thuộc đối tượng đánh giá, xác định chỉ số CCHC năm 2023. Thang điểm đánh giá của các đơn vị này tối đa là 84 điểm (trừ 16 điểm điều tra xã hội học). Các đơn vị còn lại đánh giá theo thang điểm 100. Theo kết quả công bố năm 2023, giá trị trung bình chỉ số CCHC của các ban, sở, ngành đạt 89,49%. Có 12/20 đơn vị đạt trên 90%, cao hơn giá trị trung bình của các ban, sở, ngành. Đứng đầu bảng xếp hạng là Sở Công Thương với 92,83%, đứng cuối bảng xếp hạng là Ban Dân tộc, đạt 81,33%, thấp hơn 11,5% so với đơn vị đứng đầu.

Năm 2022, Sở Giao thông - Vận tải đứng đầu bảng xếp hạng. Năm 2023, Sở Công Thương đã xuất sắc khi vượt qua Sở Giao thông - Vận tải để vươn lên vị trí thứ nhất với 92,83%. Để đạt được kết quả này, Sở Công Thương đã thực hiện đồng bộ, toàn diện cả 6 nhiệm vụ CCHC. Ngoài ban hành kế hoạch CCHC hằng năm để các phòng chuyên môn và cán bộ, công chức thực hiện, Sở Công Thương đã ban hành nhiều kế hoạch có liên quan như kế hoạch kiểm soát TTHC, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, kế hoạch thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông...

Đặc biệt, thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa các TTHC và kế hoạch kiểm soát TTHC của UBND tỉnh, Sở Công Thương thường xuyên rà soát, đánh giá các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và kiến nghị UBND tỉnh bãi bỏ những thủ tục chồng chéo, không còn phù hợp; đồng thời rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết đối với nhiều TTHC, thời gian cắt giảm trung bình là 30%, trong đó có nhiều thủ tục được cắt giảm 50%. Với sự vào cuộc trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, số hồ sơ TTHC giải quyết đúng hạn và trước hạn luôn đạt tỷ lệ cao. Kết quả xếp hạng năm 2023 là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực cố gắng không ngừng của Sở Công Thương trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, cũng là động lực to lớn để sở tiếp tục phấn đấu giữ vững vị trí này trong những năm tiếp theo.

Trong 8 nội dung đánh giá, nội dung “cải cách TTHC” đạt giá trị trung bình cao nhất với 97,03%. Ở chiều ngược lại, nội dung “công tác chỉ đạo, điều hành” đạt 78,28% (giảm 3,47%). Đây là chỉ số duy nhất trong năm 2023 thấp dưới 80%. Có 2/20 đơn vị đạt trên 90%, cao nhất là Văn phòng UBND tỉnh (đạt 98,81%), tiếp đến là Sở Y tế (đạt 91,37%). 9/20 đơn vị có kết quả từ 80% đến dưới 90%; 4/20 đơn vị có kết quả từ 70% đến dưới 80%; 5/20 đơn vị có kết quả từ 50% đến dưới 70%, thấp nhất là Sở Ngoại vụ với kết quả là 50,1%. Theo đánh giá của Sở Nội vụ, chỉ số thành phần này giảm do nguyên nhân khách quan từ việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Ngoài ra, thực tiễn triển khai cũng có nguyên nhân chủ quan do một số đơn vị chưa chỉ đạo sát sao việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, việc khắc phục tồn tại, hạn chế sau kiểm tra CCHC, thiếu sáng kiến áp dụng trong giải quyết TTHC, chưa đa dạng hình thức tuyên truyền...

Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai điều tra xã hội học bằng phương pháp mới, có sự phân tách các nhóm đối tượng. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện trực tuyến trên phần mềm, gửi phiếu trực tiếp đến hộp thư điện tử của từng cá nhân, đối tượng khảo sát, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian xử lý số liệu và nâng cao tính chính xác, khách quan, minh bạch trong triển khai. Việc khảo sát người dân được thực hiện thông qua đơn vị độc lập là Bưu điện tỉnh; việc nhập, làm sạch phiếu, xử lý số liệu do Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức thực hiện bảo đảm tính khách quan, minh bạch, khoa học, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Đối với nội dung đánh giá mức độ hài lòng của người dân và tổ chức, chỉ số trung bình đạt 88,49%. Có 13 đơn vị thực hiện xếp hạng tiêu chí này, trong đó có 10/13 đơn vị đạt giá trị cao hơn giá trị trung bình, đứng đầu là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đạt 89,92%). Có 7 đơn vị là Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh và Ban Dân tộc không thực hiện đánh giá, xếp hạng nội dung này do không phát sinh hồ sơ giải quyết TTHC hoặc số lượng mẫu chưa đủ để thực hiện khảo sát.

Kết quả chỉ số CCHC được công bố hằng năm đã phản ánh khách quan kết quả triển khai nhiệm vụ CCHC thực tế của các ban, sở, ngành cấp tỉnh. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp các đơn vị nhận biết được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Từ đó, “buộc” các ban, sở, ngành phải rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đối với từng lĩnh vực, từng tiêu chí, tiêu chí thành phần nhằm cải thiện vị trí xếp hạng trong những năm tiếp theo.

Bài và ảnh: Thu Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]