(Baothanhhoa.vn) - Thành Sơn (Bá Thước) là một trong những xã đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, phần lớn là đồi núi, diện tích đất canh tác ít, lại nhỏ hẹp và không tập trung; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn rất nhiều khó khăn.

Thành Sơn phát triển các mô hình kinh tế

Thành Sơn (Bá Thước) là một trong những xã đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, phần lớn là đồi núi, diện tích đất canh tác ít, lại nhỏ hẹp và không tập trung; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn rất nhiều khó khăn.

Thành Sơn phát triển các mô hình kinh tếMô hình trồng quýt hoi tại thôn Kho Mường cho hiệu quả kinh tế cao.

Trước thực trạng trên, xã đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình sản xuất phù hợp với địa phương. Nhận thấy giống cây trồng bản địa là cây quýt hoi có tiềm năng phát triển và giá trị kinh tế cao, xã đã lồng ghép các chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án hỗ trợ cây giống cho nông dân mở rộng diện tích. Đây là loài cây dễ chăm sóc, sau 1 năm cây phát triển, cho thu hoạch với thu nhập hơn 50 triệu đồng/ha. Theo đó, xã đã thực hiện hỗ trợ giống cây quýt hoi cho 30 hộ và giống mận cho 12 hộ nghèo ở thôn Pà Ban với số lượng 2.889 cây giống.

Lĩnh vực chăn nuôi được xã triển khai lồng ghép các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển trang trại chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã đã khuyến khích người dân phát triển đàn gia súc, gia cầm và đưa các giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đến nay, trên địa bàn xã đã có mô hình nuôi gà mía Sơn Tây tập trung với quy mô 1.000 con/lứa tại bản Pù Luông; mô hình nuôi vịt Cổ Lũng tại thôn Kho Mường...

Ông Hà Văn Dũng, chủ trang trại nuôi gà mía Sơn Tây ở bản Pù Luông, cho biết: "Qua tham quan và tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà mía Sơn Tây ở tỉnh Hòa Bình, nhận thấy điều kiện tự nhiên, môi trường sống của địa phương có nhiều nét tương đồng, tôi đã đầu tư chuồng trại với diện tích 1.000m2 và nhập giống về thả nuôi. Sau 5 tháng gà thương phẩm đạt trọng lượng từ 1,7 kg đến 2 kg/con, trừ chi phí mỗi lứa gà cho lợi nhuận gần 100 triệu đồng. Nhằm nhân rộng mô hình nuôi gà mía Sơn Tây, tới đây ông Dũng sẽ mở rộng sản xuất, có kế hoạch phát triển thành sản phẩm OCOP để cung cấp cho khách tham quan, nghỉ dưỡng ở Pù Luông.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, xã Thành Sơn đã ban hành nghị quyết thực hiện chương trình NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng sinh thái. Đến nay, xã đã thu hút được 5 doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, 19 hộ gia đình đầu tư homestay phục vụ khách du lịch ở các thôn Kho Mường, Nông Công, Báng và bản Pù Luông. Trong đó, có thôn Báng thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng. Các mô hình kinh tế đã và đang từng bước giúp người dân xã Thành Sơn ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Chủ tịch UBND xã Thành Sơn Nguyễn Chí Công cho biết: Xã tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích người dân đưa giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Địa phương cũng thực hiện các giải pháp phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, xã lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo xây dựng các mô hình kinh tế nông, lâm phù hợp; hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]