(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước ngọt hợp lý, bền vững phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt

Trong thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước ngọt hợp lý, bền vững phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt

Hồ Cống Khê (Ngọc Lặc) tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.

Theo đánh giá của Viện Quy hoạch Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng nước mặt hàng năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 21,05 tỷ m3 nước ngọt, nhưng nguồn nước phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh hiện nay được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và đã bắt đầu cấp cho một số nhà máy, khu công nghiệp. Tổng lượng nước ngọt được sử dụng hằng năm cho nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp khoảng 3,54 tỷ m3. Trong đó, nhu cầu sử dụng nước cho ngành nông nghiệp là 3,25 tỷ m3 (chiếm 91,6%), nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt là 254 triệu m3 (chiếm 7,1%) và cho các hoạt động sản xuất công nghiệp là 43 triệu m3 (chiếm 1,3%). Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp chiếm 17% tổng lượng nước toàn tỉnh và chiếm gần 50% lượng nước có thể sử dụng. Trải qua nhiều thời kỳ, trên địa bàn tỉnh đã kêu gọi nguồn vốn đầu tư được 610 hồ chứa thủy lợi, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm, 22 thủy điện... một số dự án lớn đã đầu tư hoàn thành, như: tu bổ, nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi Bắc - Long – Giang (Hà Trung); hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã; hồ chứa nước Cửa Đạt; nâng cấp hệ thống kênh trạm bơm Nam Sông Mã tiếp nước hồ Cửa Đạt chuyển biện pháp tưới từ động lực sang trọng lực; trạm bơm Trường Minh (Nông Cống) tưới thay thế kênh Nam sông Mực (để sử dụng nguồn nước hồ Sông Mực cấp nước cho Khu Kinh tế Nghi Sơn)... Ngoài ra, đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị, cấp nước vùng nông thôn. Dự án hệ thống cấp nước Khu Kinh tế Nghi Sơn giai đoạn II. Các công trình đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý, sử dụng nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và tồn tại nhiều yếu tố kém bền vững. Quản lý tài nguyên nước chưa thống nhất về một mối mà phân tán theo các ngành cũng gây khó khăn trong công tác quản lý. Hình thức tổ chức quản lý, khai thác các công trình thủy lợi ở cấp huyện, xã vẫn chưa đồng bộ, thống nhất mô hình quản lý. Cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước ở cấp huyện, xã phần lớn là kiêm nhiệm. Vấn đề xâm hại, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi còn nhiều, việc phối hợp với các địa phương để xử lý ngăn chặn chậm được khắc phục...

Theo ông Nguyễn Nguyên Hoàng, Phó trưởng Phòng Quy hoạch thủy lợi Bắc Trung bộ (Viện Quy hoạch thủy lợi), hiện nay tỉnh Thanh Hóa mới trữ được 1,41 tỷ m3 là dung tích hữu ích chiếm 6% tổng lượng nước ngọt. Các công trình khai thác và sử dụng được 3,54 tỷ m3, chiếm 16% tổng lượng nước ngọt toàn tỉnh. Do thiếu công trình điều tiết nước nên hầu hết lượng nước mùa lũ không thể kiểm soát và chảy ra biển. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa thường xuyên phải đối mặt với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Điển hình như năm 2020, tình trạng nắng nóng kéo dài khiến cho nhiều hồ chứa không tích đủ nước, lúc cao điểm có tới 394 hồ đập nhỏ ở dưới mực nước chết. Trên hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Bưởi mực nước hạ thấp so với giai đoạn trước năm 2010 từ 1m đến 1,5m khiến cho các trạm bơm hoạt động khó khăn. Tình trạng nắng nóng kéo dài kết hợp với tình trạng cạn kiệt nguồn nước tại các hồ chứa đã gây ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, diện tích thiếu nước gieo cấy và tưới dưỡng là 9.000 ha, 364 ha phải chuyển đổi cây trồng khác và hơn 3.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Để khắc phục được những khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nước ngọt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách trong công tác quản lý, sử dụng nguồn nước ngọt. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước, kiểm kê tài nguyên nước, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước. Tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý tài nguyên nước tổng hợp cùng với kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu qua việc đầu tư kinh phí, hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức phi chính phủ để xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực trong công tác dự báo diễn biến nguồn nước, chất lượng nước, diễn biến xâm nhập mặn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn công trình, hồ chứa, nâng cao tuổi thọ và năng lực phục vụ của công trình thủy lợi. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Huy động nguồn lực đầu tư công trình hạ tầng khai thác nguồn nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai. Xây dựng quy trình vận hành các công trình chống lũ và ngăn mặn nhằm quản lý nước tốt hơn trong điều kiện nguồn nước ngày càng khan hiếm, từng bước tự động hóa cập nhật các thông tin về nước và chất lượng nước. Thiết lập mô hình quản lý nước liên kết giữa các huyện, thị xã để chủ động điều tiết bổ sung nguồn nước, cho các vùng ven biển.

Bài và ảnh: Lê Trung


Bài và ảnh: Lê Trung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]