(Baothanhhoa.vn) - Chị Phạm Thị Dung, phố 8, thị trấn Thọ Xuân (Thọ Xuân) mới hơn 30 tuổi nhưng đã có trong tay cơ ngơi kinh doanh mà nhiều người ao ước. Một nhà hàng ẩm thực và một cơ sở sản xuất túi bóng, bao bì tạo việc làm cho 12 lao động thường xuyên với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng trở lên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phụ nữ thời @ khởi nghiệp

Chị Phạm Thị Dung, phố 8, thị trấn Thọ Xuân (Thọ Xuân) mới hơn 30 tuổi nhưng đã có trong tay cơ ngơi kinh doanh mà nhiều người ao ước. Một nhà hàng ẩm thực và một cơ sở sản xuất túi bóng, bao bì tạo việc làm cho 12 lao động thường xuyên với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng trở lên.

Phụ nữ thời @ khởi nghiệp

Cơ sở sản xuất túi bóng, bao bì của hộ gia đình chị Phạm Thị Dung, phố 8, thị trấn Thọ Xuân giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Xuất thân ở vùng quê nghèo khó, chị Dung ấp ủ lớn lên sẽ làm nghề kinh doanh và mong ước ấy của chị được chồng và gia đình ủng hộ. Vay mượn vốn làm nhà hàng ẩm thực, chị Dung còn tự học hỏi cách trồng, chăm sóc hoa lan và một số loại cây cảnh, vừa để tạo không gian đẹp tự nhiên cho khách vừa phục vụ khách có nhu cầu mua hoa. Khá bận rộn với công việc, chồng chị Dung đã đảm nhiệm quản lý cơ sở sản xuất túi bóng, bao bì giúp chị, để chị có thêm thời gian nghiên cứu, học hỏi kiến thức, kỹ năng kinh doanh. “Thuận vợ, thuận chồng”, công việc kinh doanh khá suôn sẻ, chị Dung tích cực tham gia sinh hoạt hội, làm từ thiện và là thành viên tích cực trong câu lạc bộ nữ doanh nhân huyện Thọ Xuân.

Chị SaRiHa, dân tộc Chăm, tỉnh An Giang theo chồng về xã Hải Yến (Tĩnh Gia) lập nghiệp, chị đã dùng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn của gia đình và vay mượn mở xưởng may túi xuất khẩu, tạo việc làm cho 40 lao động. Chị SaRiHa cho biết: Ở quê lao động nông nhàn dồi dào, đa phần lao động lớn tuổi không đi làm công ty nên có nhu cầu tìm việc cao. Vì lẽ đó, tôi càng quyết tâm đầu tư, giúp các chị có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Do không có kiến thức về kinh doanh nên tôi gặp nhiều khó khăn, nhưng được tổ chức hội tạo điều kiện tham gia tập huấn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, tôi thấy rất bổ ích và càng quyết tâm làm nghề, mở rộng nghề. Nay gia đình có 2 xưởng may túi trên địa bàn huyện.

Nếu ở vùng đồng bằng, nhiều hội viên, phụ nữ chọn khởi nghiệp độc lập các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh thì ở vùng nông thôn miền núi, chị em lại chọn cho mình khởi nghiệp bằng hình thức liên kết phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Đây cũng là xu hướng phát triển hiện nay ở các vùng thuần nông, bởi hiệu quả kinh tế khá rõ rệt và bền vững. Bản Muống, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) có tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản do phụ nữ làm chủ. Cách đây 4 năm (2014) Hội LHPN tỉnh và huyện Quan Sơn đã trao tận tay các hộ thành viên tổ liên kết bản Muống và bản Thủy Sơn 22 con. Được hỗ trợ con giống các hộ rất phấn khởi và cam kết chăm bò thật tốt để sinh sản. Các hộ chia nhóm chăn thả và làm chuồng trại, được tham gia các lớp tập huấn thú y, trồng cỏ voi... Đến nay đã tăng đàn lên 60 con. Với hình thức hỗ trợ và cùng liên kết với nhau trong sản xuất, nhiều hộ đã mua thêm bê con về nuôi để tăng nguồn thu nhập cho gia đình, trong đó có nhiều hộ đã thoát nghèo.

Về các xã vùng biển, như: Xã Quảng Nham (Quảng Xương), Hưng Lộc, Ngư Lộc (Hậu Lộc), Hải Thanh (Tĩnh Gia)... chứng kiến sự đổi thay của người dân vùng biển càng hiểu thêm vai trò của người phụ nữ. Các chị không chỉ giữ lửa cho hạnh phúc gia đình mà còn nỗ lực tự thân vươn lên làm kinh tế khá, giỏi, sống chan hòa và trách nhiệm với cộng đồng. Trong số nhiều hội viên, phụ nữ trước đây thường ở nhà đợi chồng đi biển về thì nay các chị đã chủ động vay vốn thông qua tổ chức hội LHPN xã đầu tư buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, như: Làm nước mắm, đá lạnh, chế biến hải sản... có hội viên còn thành lập doanh nghiệp thủy, hải sản, tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Phụ nữ thời @ đã có nhiều thay đổi nhận thức và hành động. Được sự quan tâm, động viên của tổ chức hội, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhiều hội viên phụ nữ nông thôn đã mạnh dạn vay vốn làm kinh tế, chủ động tham gia bồi dưỡng kiến thức và vay vốn qua các kênh ngân hàng, các chương trình, dự án... mở rộng các ngành nghề. Những điều kiện thuận lợi trên đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ nông thôn khởi nghiệp đi lên, mặc dù các chị chưa qua đào tạo các trường lớp, nhưng đa phần phụ nữ nông thôn rất chịu khó học hỏi từ trong thực tiễn đã mạnh dạn áp dụng vào công việc đạt hiệu quả. Tiêu biểu, như các chị: Hà Thị Phui - dân tộc Thái, xã Tén Tằn (Mường Lát) phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, cây ăn quả, truyền nghề dệt thổ cẩm truyền thống; Nguyễn Thị Thu, xã Bãi Trành (Như Xuân) với mô hình trồng keo lấy gỗ, bưởi Diễn, bưởi da xanh; Lương Thị Luyến, xã Cổ Lũng (Bá Thước) chăn nuôi vịt đặc sản Cổ Lũng; Lê Thị Can, thôn 7, xã Thành Vân (Thạch Thành); làm trang trại tổng hợp; Nguyễn Thị Sâm, giám đốc HTX tiểu thủ công nghiệp Toàn Thắng, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc)... Hầu hết, các mô hình kinh tế của chị em khi thành công đã giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho các hội viên phụ nữ tại địa phương nâng cao thu nhập, vươn lên trong cuộc sống.

Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, năm 2018, hội đã hỗ trợ thành lập 56 mô hình kinh tế tập thể gồm: 22 HTX, 23 tổ hợp tác, 11 tổ liên kết (vượt chỉ tiêu 18 HTX), nâng tổng số mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ toàn tỉnh lên 248 mô hình, trong đó có 50 HTX, 49 tổ hợp tác, 149 tổ liên kết. Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, Hội LHPN tỉnh tập huấn nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp và mời chuyên gia về nói chuyện chuyên đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 và phụ nữ khởi nghiệp” cho hàng trăm hội viên, phụ nữ. Các cấp hội vận động, hỗ trợ gần 1.400 phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh, trong đó thành lập 75 doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Có thể khẳng định, những năm qua các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã bám sát chủ trương của Đảng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, khơi dậy tinh thần tự chủ, ý thức vươn lên của hội viên, phụ nữ nông thôn, giúp họ bứt phá vươn lên, mạnh dạn làm kinh tế thoát nghèo và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

Bài và ảnh: Lê Hà


Bài Và Ảnh: Lê Hà

Từ khóa: Khởi nghiệp

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]