(Baothanhhoa.vn) - Thời gian vừa qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) trong các ngành, lĩnh vực, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số (KTS) của tỉnh.

Phát triển kinh tế số tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng

Thời gian vừa qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) trong các ngành, lĩnh vực, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số (KTS) của tỉnh.

Phát triển kinh tế số tạo động lực thúc đẩy tăng trưởngKhách hàng thanh toán bằng máy POS tại cửa hàng kinh doanh tạp hóa phường Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa).

Thực tiễn cho thấy, KTS là hoạt động kinh tế sử dụng thông tin số, tri thức số, công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính; sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Từ những ưu điểm vượt trội đó, hiện nay Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với ngành nông nghiệp và công thương để xây dựng, triển khai đồng bộ kế hoạch thúc đẩy CĐS, phát triển KTS, tạo sự lan tỏa phong trào CĐS trên diện rộng, hướng đến đạt hiệu quả thiết thực trong đời sống kinh tế - xã hội.

Trong năm 2023, ngành nông nghiệp đã tổ chức được 8 hội nghị hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản vận hành và bán hàng trên sàn thương mại điện tử postmart.vn. Thúc đẩy hỗ trợ được 44.174 doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử voso.vn và portmart.vn với 87.271 sản phẩm nông sản, trong đó có 152 sản phẩm OCOP và 11.361 sản phẩm đặc trưng của các huyện; cung cấp hơn 537.815 tem truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ trên 910.000 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu. Đồng thời, áp dụng các ứng dụng số vào sản xuất nông nghiệp, như: tưới tiêu tự động, máy đo nhiệt độ, ánh sáng để điều tiết cho cây trồng, vật nuôi... từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngành công thương cũng tích cực “nhập cuộc” bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ CĐS; tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về CĐS, kỹ năng số cho doanh nghiệp. Hiện, đã có trên 840 doanh nghiệp thành lập mới được hỗ trợ CĐS; 100% doanh nghiệp sử dụng nền tảng hóa đơn điện tử; ứng dụng chữ ký số điện tử trong giao dịch với các ngành thuế, hải quan, BHXH... và khoảng 6.500 doanh nghiệp đã áp dụng các nền tảng số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các công đoạn sản xuất, vừa tiết kiệm được thời gian và nhân lực mà các sản phẩm khi đến tay khách hàng sẽ có kết quả tuyệt đối chính xác.

Ngoài ra, việc thực hiện thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt trên nền tảng số của các ngân hàng đã được thực hiện phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, kinh doanh bán lẻ, chợ online 4.0 và trong giải quyết các thủ tục hành chính, thanh toán nghĩa vụ thuế về đất đai. Đây là kết quả rõ rệt của việc tuyên truyền CĐS đến với người dân, bởi CĐS là để đổi mới, hội nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho tỉnh nhà. Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng đóng góp KTS của tỉnh trong tổng quy mô nền kinh tế đạt 8,28%, đứng thứ 14 trên cả nước. Tuy nhiên, vì quy mô nền kinh tế của tỉnh lớn nên chia ra tỷ trọng GDP lại giảm, nếu tính tuyệt đối thì tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 59 với 4,77%. Những con số trên cho thấy, sự nỗ lực chuyển dịch từ kinh tế truyền thống sang nền KTS của tỉnh trong thời gian qua.

Nhìn chung, KTS ngày càng phát triển và đóng góp nhiều hơn trong tăng trưởng, đặc biệt là hoạt động số hóa của các ngành, các lĩnh vực có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào công cuộc CĐS quốc gia, phát triển KTS và xã hội số ở Việt Nam.

Để khai thác tiềm năng và phát triển KTS, ông Lê Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ - Thông tin (Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa), cho biết: Thời gian tới, sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CĐS; tăng cường công tác tập huấn về CĐS an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Trong đó, xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển KTS, xã hội số, xây dựng các đô thị thông minh; phát triển dữ liệu số, số hóa tài liệu để xây dựng Cổng dữ liệu và kho dữ liệu lớn của tỉnh (Big Data) để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan với nhau và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Nhà nước và với các tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy và xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số; triển khai thực hiện mô hình “3 không”: Không phải khai báo thông tin, thành phần hồ sơ nhiều lần khi sử dụng dịch vụ công; thanh toán không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu; người dân, doanh nghiệp không cần phải tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.

Ngoài ra, triển khai ứng dụng du lịch thông minh tại 8 điểm phục vụ giúp du khách tra cứu, tìm hiểu thông tin về các điểm du lịch, du lịch tâm linh trên địa bàn các huyện. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn xã hội, đặc biệt thực hiện việc chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội như đăng ký tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile money...

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]