(Baothanhhoa.vn) - Tỷ lệ nghịch giữa số lượng, quy mô các doanh nghiệp tư nhân và số lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), đảng viên đang cho thấy rõ nhất “điểm nghẽn” trong công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế này. Tuy nhiên, để đạt tới mục tiêu cao nhất, đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, thì dù khó mấy cũng phải làm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân: Việc khó, cũng phải làm

Tỷ lệ nghịch giữa số lượng, quy mô các doanh nghiệp tư nhân và số lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), đảng viên đang cho thấy rõ nhất “điểm nghẽn” trong công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế này. Tuy nhiên, để đạt tới mục tiêu cao nhất, đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, thì dù khó mấy cũng phải làm.

Phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân: Việc khó, cũng phải làm

Bài 1: Khó từ nhiều phía

Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) là một trong những doanh nghiệp FDI có người lao động là đảng viên nhưng chưa thành lập TCCSĐ. Ảnh: Nguyễn Mai

Đề cập đến công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, đồng chí Đỗ Hồng Quang, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cho rằng đây là điều rất khó. “Khó” cũng là từ thường được dùng để chỉ thực trạng của công tác này cho đến thời điểm hiện tại.

Chưa tương xứng quy mô

Số lượng doanh nghiệp hùng hậu và đang tiếp tục tăng thêm khi 6 tháng đầu năm 2021 dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, vẫn có thêm 1.232 doanh nghiệp đăng ký thành lập, đưa Thanh Hóa vươn lên đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ về số doanh nghiệp thành lập mới; cùng với 590 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, hệ thống doanh nghiệp ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong số này, số lượng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân thành lập được TCCSĐ chưa nhiều. Trực thuộc Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, tính đến 31-8-2021, có 59 TCCSĐ trong các doanh nghiệp tư nhân và 26 TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Đây vẫn là con số khiêm tốn nếu mang ra so sánh với tổng số doanh nghiệp cũng như số người lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh.

Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) hiện có 28 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, 10 đơn vị đã có TCCSĐ, 8 trong số này thuộc Đảng bộ Khu Công nghiệp Lễ Môn. “Dư địa” để phát triển Đảng tưởng chừng rất rộng nhưng thật đáng ngạc nhiên khi 6 doanh nghiệp FDI với gần 23.000 lao động vẫn trong tình trạng “trắng” TCCSĐ. Điển hình như Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, vốn đầu tư Nhật Bản và Công ty TNHH Giày SunJade Việt Nam, vốn đầu tư Đài Loan, đều có một bộ phận cán bộ, người lao động là đảng viên nhưng chưa thành lập tổ chức đảng. Cũng vì vậy, hầu hết những đảng viên này đang sinh hoạt tại chi bộ nơi cư trú.

Đảng viên Nguyễn Thành Hoan, nhân viên Công ty TNHH Giày SunJade Việt Nam (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng từ khi còn công tác trong cơ quan Nhà nước. Chuyển về làm việc tại Công ty TNHH Giày SunJade Việt Nam, do doanh nghiệp này chưa có tổ chức đảng, anh sinh hoạt tại chi bộ nơi đăng ký thường trú. Thế nhưng khó khăn mà anh chia sẻ, đó là: “Thường trú một nơi, tạm trú một nơi, cộng với tính chất công việc bận rộn, liên tục tăng ca khiến việc tham gia sinh hoạt chi bộ của bản thân có lúc không đều đặn, việc nắm bắt các chủ trương, đường lối, các công việc ở chi bộ cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù được chi bộ tạo điều kiện để mình vừa hoàn thành nhiệm vụ lao động sản xuất, vừa làm tròn trách nhiệm, quyền lợi của một người đảng viên, tuy nhiên khi không cân đối được thời gian thì việc thực hiện 2 nhiệm vụ ở 2 nơi sẽ kém hiệu quả hơn”.

Đây cũng là một trong những vấn đề đã được chỉ ra tại buổi làm việc giữa đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy với Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hồi tháng 8 vừa qua. Tổng số cán bộ, người lao động trong các doanh nghiệp trực thuộc Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh là 18.931 người; song, tỷ lệ kết nạp đảng viên mới hằng năm vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng với quy mô. Công tác phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài Nhà nước gặp khó khăn. Nhiều nơi có lao động là đảng viên đang làm việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn phải sinh hoạt ở nơi cư trú, do doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức đảng.

Đó vừa là sự bất cập, đồng thời cũng là sự “lãng phí” khi đảng viên đã có nhưng tổ chức đảng thì chưa!

Chưa là tiêu chí của doanh nghiệp tư nhân?

Công ty CP Bến En Xanh là công ty duy nhất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Như Thanh. Giữ thế “độc quyền” với doanh thu ổn định, chi bộ công ty đã và đang khẳng định vai trò, vị trí của mình trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Số đảng viên ở đây tuy không nhiều, nhưng 4/10 vẫn có thể xem là tỷ lệ cao trên tổng số cán bộ, nhân viên, người lao động. Tuy vậy, khi được hỏi về công tác phát triển Đảng tại đây, đồng chí Lê Văn Thường, Bí thư chi bộ, giám đốc công ty thừa nhận: “Là doanh nghiệp tư nhân nên nhiệm vụ phát triển kinh tế vẫn là chủ yếu. Số lượng người lao động của công ty ít nên việc phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới cũng rất khó khăn”.

Đồng chí Vũ Thị Ngọc Anh, Bí thư Đảng ủy Khu Công nghiệp Lễ Môn cho biết: Nhiều doanh nghiệp tư nhân mới chỉ quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chưa xem trọng công tác Đảng. Vì vậy để vận động họ phát triển đảng viên hay thành lập TCCSĐ là một việc làm khó. Chỉ một số ít doanh nghiệp có tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước sau đó cổ phần hóa, hoặc chủ doanh nghiệp là người từng công tác trong cơ quan Nhà nước, đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác Đảng thì công tác này ở đây sẽ được chú trọng hơn.

Qua 3 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 23-7-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, một số hạn chế và nguyên nhân cũng được nhìn nhận rõ hơn. Đồng chí Đỗ Hồng Quang, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cho biết: “Việc phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp còn lúng túng, chưa xây dựng được quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa tổ chức đảng với chủ doanh nghiệp, chưa thể hiện rõ nét vai trò lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, trong đảm bảo lợi ích hài hòa giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, công tác tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp thực hiện chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về thành lập tổ chức chính trị trong các loại hình doanh nghiệp còn nhiều bất cập, nhất là việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18-3-2018 của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân và Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24-10-2014 của Chính phủ. Một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong doanh nghiệp, nên chưa ủng hộ, cá biệt chủ doanh nghiệp còn gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức đảng”.

Doanh nghiệp chưa xem phát triển Đảng là một tiêu chí trong phát triển, cán bộ, người lao động vì vậy cũng khó xác định đúng đắn động cơ, lý tưởng để phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng. Lý do từ 2 phía khiến công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân đến nay vẫn bị “gò” trong một chữ “khó” là vậy.

Bài 2: Khi doanh nghiệp tư nhân có tổ chức đảng.

Nguyễn Mai


Nguyễn Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]