(Baothanhhoa.vn) - Năm 2023, huyện Thọ Xuân đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, huy động vốn đầu tư phát triển đạt kết quả nổi bật với 6.004 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Kết quả này đã góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn huyện.

Phấn đấu giữ vững vị trí tốp đầu của tỉnh về thu hút đầu tư

Năm 2023, huyện Thọ Xuân đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, huy động vốn đầu tư phát triển đạt kết quả nổi bật với 6.004 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Kết quả này đã góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn huyện.

Phấn đấu giữ vững vị trí tốp đầu của tỉnh về thu hút đầu tưLễ khởi công xây dựng tuyến đường từ thị trấn Thọ Xuân đi đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.

Xác định đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện là “chìa khóa” thu hút đầu tư, tạo động lực tăng trưởng bền vững, trong 2 năm liên tiếp (2021-2022) tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố; huyện Thọ Xuân đều giữ vững vị trí số 1 khối UBND cấp huyện, thị, thành phố. Kết quả này cho thấy những nỗ lực của Thọ Xuân trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Trong năm 2023, huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính. Huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất với phương châm “4 tăng, 2 giảm, 3 không”. Đồng thời, thường xuyên rà soát, thực hiện cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng các mô hình, sáng kiến về cải cách hành chính trên địa bàn huyện, trong đó nổi bật, huyện đã và đang triển khai 2 mô hình cấp xã là “Ngày không hẹn" của UBND xã Xuân Hòa và “Ngày không viết” của UBND xã Bắc Lương. Trong năm, huyện đã triển khai thí điểm hiệu quả 3 mô hình gồm: Mô hình “3 không” tại xã Tây Hồ; mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” tại thị trấn Sao Vàng, thị trấn Thọ Xuân và xã Xuân Lai.

Bên cạnh đó, huyện cũng xác định đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), phát triển hạ tầng đô thị là khâu quan trọng trong quá trình triển khai các dự án, góp phần tạo đột phá để thu hút đầu tư và bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm... Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động.

Tại Nghị quyết số 10/NQ-TU về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã định hướng: “Tập trung phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm kinh tế động lực của huyện Thọ Xuân và của tỉnh dựa trên 3 trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và dịch vụ hàng không. Trong đó, Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng sẽ được tạo động lực, điều kiện phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2024. Ban Cán sự Đảng, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh yêu cầu nhà đầu tư tập trung thi công hạ tầng Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với diện tích 537 ha theo quy hoạch đã được duyệt, bảo đảm hoàn thành từng hạng mục công trình, từng giai đoạn và toàn bộ dự án theo đúng kế hoạch; đồng thời, giao nhiệm vụ cho huyện Thọ Xuân phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư thực hiện tốt công tác GPMB, bảo đảm bàn giao mặt bằng sạch để triển khai dự án đúng tiến độ”.

Thực tế, trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư đến từ các nước Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore... đã về Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng tìm hiểu cơ hội đầu tư. Sau khi khảo sát thực địa, tiềm năng khu vực, các nhà đầu tư đều đánh giá những lợi thế đầu tư, nhất là với các ngành công nghiệp công nghệ cao tại khu vực này. Hiện nay, công tác GPMB giai đoạn 1 dự án đã và đang được huyện Thọ Xuân tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Hữu Dũng, khẳng định: “Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị sản xuất công - nông nghiệp trên địa bàn”.

Theo báo cáo của huyện, tổng huy động vốn đầu tư phát triển 3 năm (2021-2023) trên địa bàn huyện ước đạt 13.724 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2023, tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt kết quả nổi bật với 6.004 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Đến nay, huyện đã hoàn thành 28 dự án, công trình đưa vào sử dụng và khởi công mới 60 dự án.

Cùng với đó, huyện quy hoạch được 8 cụm công nghiệp, trong đó có 3 cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư gồm: Cụm Công nghiệp Xuân Lai, Cụm Công nghiệp Thọ Minh, Cụm Công nghiệp Thọ Nguyên, với tổng diện tích quy hoạch trên 82 ha. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã thu hút 82 nhà đầu tư vào địa phương với tổng số vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng. Tiêu biểu như: Tập đoàn Sao Mai, Tập đoàn Hoa Lợi, Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, Công ty CP May Minh Anh... Toàn huyện hiện có 630 doanh nghiệp hoạt động, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động với thu nhập trung bình 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sớm đưa huyện Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030, xác định: Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư cũng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được cụ thể hóa. Theo đó, để tiếp tục tạo niềm tin, thu hút thêm các nhà đầu tư, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Hữu Dũng, cho biết: Huyện đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đồng thời, không ngừng kêu gọi, thu hút đầu tư trên cơ sở lựa chọn các dự án đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả, bảo đảm sự phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp huyện Thọ Xuân giữ vững vị trí một trong các huyện thuộc tốp dẫn đầu của tỉnh về thu hút đầu tư".

Bài và ảnh: Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]